Doanh nghiệp - Doanh nhân

Từng hống hách, tự phụ và nóng nảy: Steve Jobs có sở hữu EQ cao như mọi người vẫn nghĩ? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ

Steve Jobs được mệnh danh là "huyền thoại" và là người truyền cảm hứng cho số đông nhưng đồng thời, ông cũng rất khắt khe, tự phụ và thiếu kiên nhẫn. Vậy ông có phải là một người có trí thông minh cảm xúc - EQ?

Năm 1997, Steve Jobs trở lại Apple, công ty mà ông đồng sáng lập và bắt đầu tạo nên một trong những thay đổi đáng chú ý nhất trong lịch sử. Là giám đốc điều hành, ông không những đưa Apple trở lại từ bờ vực phá sản mà còn biến nó thành một trong những công ty có giá trị nhất hành tinh. Tất cả những thành công này thậm chí còn gây ấn tượng hơn nếu bạn biết rằng, mười hai năm trước đó, Jobs buộc phải rời khỏi công ty mà chính ông góp phần xây dựng.

Steve Jobs (ảnh CafeF).

Ở thời điểm buộc phải rời đi, Jobs có danh tiếng và là một nhân vật truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người nhưng ông cũng được biết đến là một người hống hách, thiếu kiên nhẫn và nóng nảy. Mối quan hệ giữa ông và ban giám đốc của Apple rơi vào khó khăn và dường như không có cách giải quyết khi họ tước bỏ mọi trách nhiệm chính của Jobs, khiến ông gần như không còn quyền lực nào trong công ty. Jobs cảm thấy bản thân bị phản bội, ông rời bỏ công ty và thành lập một start-up mới mang tên NeXT.

Và một điều đáng chú ý là, một số nhân viên cao cấp của Apple cũng rời bỏ công ty để đi theo ông chủ cũ của mình đến công ty mới. Vào thời điểm đó, Jobs khá tự mãn, một triệu phú ba mươi mốt tuổi, người hầu như luôn tin rằng tất cả những việc mình làm đều đúng. Ông rất gay gắt, có phần khắc nghiệt và nhiều yêu cầu, không chỉ vậy còn rất ngoan cố. Vậy tại sao nhóm người tài giỏi, sắc bén này lại rời khỏi vị trí an toàn như Apple để tiếp tục làm việc với ông?

Andy Cunningham - đại diện PR của Jobs, cô đã giúp khởi chạy Macintosh và tiếp tục làm việc với Jobs tại NeXT và Pixar - cho biết, cô rất trân trọng khi làm việc với ông chủ cũ nổi tiếng của mình: "Tôi đã dành 5 năm làm việc gần Steve và nó thật phi thường. Như tất cả những gì mọi người ở bên ngoài nhìn thấy - những cuộc phỏng vấn đầy cảm hứng và những bài phát biểu tuyệt vời - đó chính là ông ấy. Và trong khi ông ấy có vẻ cũng rất khắt khe, nhưng đó cũng là một vinh dự khi được làm việc với ông ấy. Những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này bao gồm sự hy sinh, nhưng sự đánh đổi sẽ khiến mọi thứ trở nên đáng giá hơn".

"Steve tác động đến cảm xúc mỗi ngày của tôi với sự ngạc nhiên, tức giận và sự thỏa mãn cùng một lúc. Ông ấy đã giúp tôi vượt xa những gì tôi từng nghĩ tôi sẽ đi".

Jobs rất biết cách khai thác tình cảm của khán giả, đặc biệt nếu bạn đã từng xem những bài phát biểu giới thiệu sản phẩm nổi tiếng của ông ấy. Người tiêu dùng muốn thiết bị của Apple chỉ đơn giản vì cách mà những sản phẩm đó khiến họ có cảm giác.

 

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng bất kỳ thành công nào mà Jobs đạt được cũng không có nghĩa là ông đã giải quyết tốt những cảm xúc - cả của ông lẫn của những người khác.

Vậy một câu hỏi được đặt ra là, Steve Jobs có sở hữu tri thông minh cảm xúc không?

Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải hiểu khái niệm cốt lõi của thông minh cảm xúc. Có bốn khả năng để nhận biết bạn có thông minh trong cảm xúc hay không.

Tự nhận thức là khả năng nhận dạng và hiểu cảm xúc của chính bạn và cách chúng ảnh hưởng đến bạn. Điều này có nghĩa là nhận ra cảm xúc tác động đến suy nghĩ và hành động của bạn như thế nào (và ngược lại) và cảm xúc của bạn có thể giúp hoặc cản trở bạn đạt được mục tiêu của mình.

Tự quản lý là khả năng quản lý cảm xúc theo cách cho phép bạn thực hiện một nhiệm vụ, đạt được mục tiêu hoặc cung cấp lợi ích. Nó bao gồm khả năng tự kiểm soát, đó là khả năng kiểm soát các phản ứng cảm xúc của bạn.

 

Nhận thức xã hội là khả năng nhận thức chính xác cảm xúc của người khác và hiểu cách những cảm xúc đó ảnh hưởng đến hành vi như thế nào.

Quản lý quan hệ là khả năng tận dụng tối đa các kết nối của bạn với những người khác. Nó bao gồm khả năng ảnh hưởng thông qua giao tiếp và hành vi của bạn. Thay vì cố gắng ép buộc người khác hành động, bạn sử dụng sự thấu hiểu và khả năng thuyết phục của bản thân để thúc đẩy họ hành động theo ý muốn của chính họ.

Vậy Steve Jobs thì sao?

Quay lại câu hỏi ở phía trên: Steve Jobs có thông minh về mặt tình cảm không?

Đó chính là con người thật của tôi, và bạn không thể mong đợi tôi sẽ trở thành một người mà tôi không phải - Steve Jobs. Ảnh CafeF.

Ông chắc chắn đã tìm thấy một cách để thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhiều người trong số những người ông đã làm việc cùng và với hàng triệu người tiêu dùng khác trên toàn cầu – vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và văn hóa khác biệt. Đây là tất cả các dấu hiệu của nhận thức xã hội đặc biệt, cùng với khả năng tạo ảnh hưởng - một khía cạnh quan trọng của quản lý quan hệ.

 

Nhưng về phong cách giao tiếp của Jobs, ông thường khiến nhiều người khác phải tức giận và nản lòng? Ông vốn nổi tiếng là người tâm trạng thay đổi thất thường, kiêu ngạo và quá tự phụ. Thái độ của ông cũng làm phiền lòng rất nhiều người - bao gồm cả gia đình và những người mà ông thân thiết. Bản thân Jobs đổ lỗi điều này là do sự thiếu kiểm soát cảm xúc của bản thân. Khi người viết tiểu sử của ông, Walter Isaacson hỏi ông tại sao đôi khi lại có ý nghĩa như vậy, Jobs trả lời: "Đó chính là con người thật của tôi, và bạn không thể mong đợi tôi sẽ trở thành một người mà tôi không phải".

Isaacson, người đã dành một số lượng đáng kể thời gian với Jobs trong suốt hai năm để viết cuốn tiểu sử của ông, đã phỏng vấn hơn một trăm bạn bè, người thân, đối thủ cạnh tranh và đồng nghiệp của doanh nhân nổi tiếng, tin là có sự khác biệt.

"Khi ông ấy làm tổn thương mọi người, không phải vì ông ấy thiếu nhận thức về cảm xúc", Isaacson viết. "Hoàn toàn ngược lại: ông ấy có thể thu hút mọi người, hiểu suy nghĩ bên trong của họ, biết cách liên hệ với họ, trêu chọc họ, hoặc thậm chí làm tổn thương họ theo ý muốn".

Vậy Jobs có thể thay đổi điều gì nếu ông ấy có thể bắt đầu lại mọi thứ không? Một câu hỏi không có câu trả lời. Nhưng trong câu chuyện của Jobs là một bài học quan trọng: Trí thông minh cảm xúc được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài việc quyết định khả năng nào bạn muốn phát triển, bạn cũng phải chọn cách làm thế nào để sử dụng chúng.

Phát triển sự nhạy bén về cảm xúc của bạn là xác định khả năng tự nhiên, xu hướng, điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Nó có nghĩa là phải học cách hiểu, quản lý và tối đa hóa tất cả những đặc điểm đó, phát triển những điểm mạnh, giảm thiểu những điểm yếu, để bạn có thể cảm nhận chính xác cảm xúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn (và ngược lại), và những từ ngữ, hành động đó ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

 

Hãy làm việc thật chăm chỉ để "mài vót" EQ của bạn và đưa nó vào thực tế, hãy sử dụng phạm vi đạo đức của bạn để điều khiển những nỗ lực, cố gắng của bản thân và cho phép đạo đức, giá trị hướng dẫn bạn phát triển. Bởi vì đó là loại thông minh cảm xúc tốt nhất: Cố gắng trau dồi một tư duy về sự phát triển không ngừng và sử dụng tri thức của bạn theo cách bạn có thể tự hào.

Một lỗi chung mà Steve Jobs và Bill Gates đều mắc phải: Tại sao những CEO nhìn xa trông rộng lại không có những người kế nghiệp thành công.

Nên đọc
Theo Nhịp sống kinh tế
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo