Văn hóa

Tuyên bố gây "sốc" về vết máu Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin

Thông qua các kỹ thuật pháp y hiện đại, một nghiên cứu mới đây chỉ ra vết máu Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin là giả. Sự việc này nhanh chóng trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận cũng như giới chuyên gia.

Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Liverpool John Moores, Anh công bố kết quả nghiên cứu về vết máu Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin.

Theo Matteo Borrini, nhà nhân chủng học pháp y tại Đại học Liverpool John, các chuyên gia đã sử dụng những kỹ thuật pháp y hiện đại nhằm làm sáng tỏ vết máu Jesus trên tấm vải liệm thành Turin có phải thật hay không.

Do vậy, các chuyên gia đã sử dụng máu của một tình nguyện viên để xem nó sẽ tạo ra vết máu như thế nào khi bọc trong tấm vải liệm.

Các chuyên gia cũng mô phỏng những vết thương giống như Chúa Jesus khi bị hành hình để có mẫu so sánh với những mẫu được tìm thấy trên tấm vải liệm thành Turin.

Sau nhiều lần kiểm tra, các chuyên gia phát hiện vết máu trên tấm vải liệm thành Turin không phải là của người bị đóng đinh trước khi được đem đi chôn cất.

Từ lâu, tấm vải liệm thành Turin là một chủ đề của nhiều nghiên cứu khoa học nhằm xác nhận tính chân thực của nó.

Tấm vải liệm thành Turin dài khoảng 3m, rộng 1m, lưu giữ hình ảnh mờ nhạt của một người đàn ông bị đóng đinh mà các tín đồ Cơ Đốc giáo cho là hình Chúa Jesus.

Tấm vải hiện được trưng bày ở nhà thờ Thánh John ở Turin. Một số ý kiến cho rằng, hình ảnh Chúa Jesus trên tấm vải được các thầy tu làm giả vào thời Trung Cổ.

Sở dĩ có người đưa ra giả thuyết trên là vì vào năm 1988, các nhà khoa học xác định tấm vải liệm thành Turin có niên đại vào khoảng năm 1260-1390. Điều này cho thấy tấm vải là giả vì Chúa Jesus qua đời vào năm 33.

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn một mực cho rằng tấm vải liệm thành Turin là thật. Theo đó, họ thực hiện các nghiên cứu nhằm chứng minh luận điểm của mình.

Nên đọc

Theo Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo