Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tỷ phú Jack Ma ra tay, chờ những biến động mới ở Việt Nam

Alibaba, trùm thương mại điện tử của Trung Quốc đang tiến thành “thay máu” Lazada sau thương vụ mua lại với giá 1 tỷ USD từ Rocket vào năm 2016. Sau cú ra tay mạnh mẽ này của tỷ phú Jack Ma, thương mại điện tử Đông Nam Á bao gồm Việt Nam sẽ có nhiều biến động mới.

Theo Tech in Asia, hai chuyên gia cao cấp của Alibaba đã tham gia Lazada để lãnh đạo công ty thương mại điện tử tại Đông Nam Á. Đồng thời, Lazada cũng đang đóng cửa các trung tâm kỹ thuật ở Bangkok và Moscow và chuyển một số ít nhân viên sang các trung tâm công nghệ còn lại của họ ở Singapore, TP Hồ Chí Minh và Thâm Quyến.

Cuối năm ngoái, Chun Li, trưởng bộ phận B2B của Alibaba, đã gia nhập Lazada với vai trò đồng chủ tịch của công nghệ. Ông chịu trách nhiệm về công nghệ, sản phẩm và dữ liệu. Trong khi đó, Raymond Yang tham gia Lazada với vai trò giám đốc sản phẩm. Yang làm việc ở Alibaba trong tám năm, phụ trách mảng C2C trên Taobao.

Toan tính của Jack Ma.

Tháng 10 năm ngoái, Lazada tại Nga đã thông báo về việc sắp đóng cửa. Họ đã điều chuyển 200 nhân viên đến các nơi khác. Chỉ số ít nhân viên chấp nhận điều này, hầu hết họ đã quyết định rời bỏ công ty. Dự kiến việc chuyển nhân viên sẽ kết thúc vào tháng 5/2018.

Tương tự, các nhân viên tại Bangkok cũng đang rục rịch thay đổi. Phát ngôn viên của Lazada nói với Tech in Asia rằng, tất cả các nhân viên sẽ bị điều động sang các trung tâm khác. Các nhóm công nghệ, sản phẩm và tình báo kinh doanh của Alibaba giờ đây bao gồm các đồng nghiệp từ Lazada, bổ sung từ Alibaba và liên tục có những người mới tuyển dụng. Ông đã không nói chính xác có bao nhiêu nhân viên Alibaba đã gia nhập công ty.

Trung tâm công nghệ mới của Lazada ở Thẩm Quyến được đặt ngay trong trong sân sau của Alibaba. Đây cũng là nơi đại bản doanh của Alibaba với diện tích khổng lồ bằng 11 sân bóng đá. Alibaba nắm quyền điều hành Lazada vào năm ngoái, sau thương vụ cũng 1 tỷ USD với Rocket, động thái đầu tư mạnh tay nhất tại nước ngoài của tập đoàn này. Lazada hiện là con bài chiến lược trong tham vọng biến Alibaba trở thành doanh nghiệp toàn cầu của tỷ phú Jack Ma.

Bành trướng Đông Nam Á?

Cuộc cải tổ mạnh mẽ này có thể mang lại cho Alibaba có nhiều lợi thế chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam nhờ sự kết hợp giữa quy mô và cả chiều sâu lẫn chiều rộng cùng với kiến thức am hiểu địa phương của Lazada.

 

Lazada đã kết nối vào mạng lưới hậu cần của Alibaba, một động thái thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới từng bị cản trở bởi rào cản hải quan của một số nước trong khu vực.

Trong khi đó, các đối thủ của Lazada cũng đang tìm cách để cạnh tranh. Và sự đối đầu quyết liệt giữa các ông lớn toàn cầu trên thị trường Đông Nam Á và Việt Nam sẽ khiến cho thương mại điện tử có nhiều biến động mới được đánh giá có lợi hơn cho khách hàng.

JD và Amazon đang trực tiếp đầu tư vào Indonesia và Singapore. JD.com, doanh nghiệp "bản sao" của Amazon, được cho là đang đàm phán để đầu tư hàng trăm triệu USD vào chợ điện tử Tokopedia của Indonesia.

Cuộc chiến thương mại điện tử.

Cuộc chiến thương mại điện tử  

Theo thông tin từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Amazon sẽ khởi động một chương trình hợp tác cùng Hiệp hội để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể bán hàng, xuất khẩu qua hệ sinh thái của Amazon. Thông tin đại gia thương mại điện tử Mỹ đổ bộ thị trường Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ hồi cuối năm ngoái.

 

Shopee, ứng dụng mua bán trên điện thoại di động chỉ bắt đầu có doanh thu. Mặc dù tiêu khoảng 132 triệu đô la Mỹ trong tiếp thị trong quý cuối cùng của năm 2017, nhưng Shopee chỉ đạt doanh thu 9,3 triệu đô la Mỹ. Shopee phải chịu được sự giám sát của các nhà đầu tư. Giá cổ phiếu của Sea, công ty mẹ của Shopee, giảm hơn 10% sau khi kết quả tài chính mới nhất được công bố.

Mặc dù vậy, theo Zhao Jialei, nhà phân tích thị trường tại Momentum Works, các đối thủ của Alibaba vẫn còn nhiều thời gian bởi Alibaba và Lazada cần kết hợp giữa văn hoá TQ và Đông Nam Á.

Ông cho hay, các nhà quản lý và kỹ sư công nghệ của TQ thường tập trung nhiều hơn vào tốc độ. Họ có thể làm việc 16 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần nhưng lại không quan tâm nhiều đến phương pháp mới hoặc một chiến lược dài hạn. Khi có các vấn đề phát sinh thường mất thời gian xử lý hơn là giải quyết ngay trong giai đoạn phát triển sản phẩm.

Nên đọc
Theo Việt Báo
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo