Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và “bàn tay Midas”

Một thương hiệu mới VinUni vừa được Vingroup ra mắt để chính thức bước chân vào lĩnh vực giáo dục đại học, bên cạnh những Vinpearl, Vinhome, Vinschool, Vinmark, Vineco, Vinfast..., cùng với những cập nhật mới nhất của Forbes khi thay đổi từ real estate (làm giàu từ bất động sản) sang diversified (làm giàu từ nhiều ngành nghề. Nói tỷ phú Phạm Nhật Vượng có “bàn tay Midas” (một vị vua sờ đâu cũng thành vàng) có lẽ cũng không có gì là quá lời.

Cập nhật mới nhất của Forbes cho biết, khối tài sản của ông Vượng đã tăng lên tới 5,3 tỷ USD. Nhưng có lẽ, nên bắt đầu bằng một sự kiện vào tháng 10 năm ngoái để hiểu con số ấy có ý nghĩa thế nào với chúng ta.

Tháng 10 năm ngoái, American Journal of Case Reports, tạp chí y học uy tín hàng đầu thế giới đã chính thức công bố trường hợp ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công đầu tiên trên thế giới.

Phối cảnh thiết kế mặt trước khuôn viên Đại học VinUni tại Hà Nội.

Một trẻ sinh non nhẹ cân, nhập viện lúc 4 tháng tuổi trong tình trạng nhiễm trùng tái diễn nặng, nguy cơ tử vong cực cao đã được các bác sĩ tiến hành ghép tế bào gốc tự thân, lấy từ tủy xương. Ca ghép tế bào đã thành công rực rỡ khi em bé tự thở sau 4 tuần sau, và phục hồi hoàn toàn 6 tháng.

Đúng là cải tử hoàn sinh. Đúng là một đột phá không thể tưởng tượng nổi. Đúng là một thành tựu mang tầm nhân loại. Và đúng là một sự tiên phong trong trường phái y học dùng chính cơ thể con người để chữa lành những khiếm khuyết bẩm sinh, những tật bệnh hiểm nghèo.

Có người đã nói tới một bậc thang mới của y học thế giới khi ca ghép tế bào gốc thành công này đã tạo ra một bước ngoặt trong chăm sóc trẻ sinh non trước nguy cơ tử vong do biến chứng xơ phổi.

Và không chỉ là xơ phổi, ứng dụng tế bào gốc còn được đang nghiên cứu để chữa các bệnh khó khác như bại não, teo đường mật và cả... tự kỷ.

Tất tật những thành tựu, những kỳ vĩ, những không thể tưởng tượng nổi, những tiên phong ấy bắt đầu từ một địa chỉ: Vinmec, Việt Nam - một thương hiệu của Vingroup.

 

Chúng ta đã nghe nhiều tới cái tên Phạm Nhật Vượng với Vinpearl, Vinhome, Vinschool, Vinmark, Vineco, Vinfast... và mới nhất là VinUni, nhưng bên cạnh sự thán phục, cũng có những không ít hoài nghi khi tư tưởng “nhất nghệ tinh” gần như trở thành một định kiến xã hội, khi mà sự ác cảm với người giàu khiến ngay cả những lĩnh vực đầu tư phi lợi nhuận, mang tính cống hiến cao như Vinschool, VinMec, VinTata và mới đây là VinUni cũng được đem ra đàm tiếu.

Có lẽ, cái nhìn của Forbes là chân xác và khách quan hơn cả. Một sự công nhận thành công! Nói đúng hơn là một sự ghi nhận. Nhất là sự tiên phong của ông Vượng và Vingroup trong các lĩnh vực khó và yếu như y tế, như nông nghiệp.

Có thể, những câu hỏi những hoài nghi, chẳng hạn với chiếc xe Vinfast chưa thể chấm dứt ngày một ngày hai nhưng không thể phủ nhận được rằng chính những tỷ phú như ông Vượng đang cống hiến nhiều nhất cho xã hội.

Nên đọc
Theo Lao động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo