Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tỷ phú USD người Việt: Mua 100 máy bay, thâu tóm doanh nghiệp Mỹ

Giấc mơ vươn tầm thế giới của doanh nhân, doanh nghiệp Việt giờ đây không còn là điều xa vời nữa, mà đã trở thành hiện thực. Năm 2017 và dự kiến 2018 là thời điểm bứt phá ngoạn mục của các doanh nhân Việt ra trường quốc tế.

Những ngôi sao sáng

Trong những ngày cuối cùng của năm Đinh Dậu, giới tài chính đón nhận những thông tin khá tươi sáng. Hãng tin tài chính Bloomberg xác nhận ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan (MSN) là tỷ phú USD tiếp theo tại Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Cổ phiếu MSN tăng liên tục đã giúp khối tài sản của ông Quang tăng gấp đôi, lên 1,2 tỷ USD.

Cũng trong những ngày đầu năm mới 2018, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của hãng hàng không Viet Jet gây bão trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. 

Chỉ trong vòng 1 tháng, khối tài sản của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, theo tính toán của Forbes tăng thêm 1,3 tỷ USD lên 5,5 tỷ USD, xếp thứ 366 trên thế giới.

Khối tài sản của ông Vượng hiện gần gấp đôi tài sản của tổng thống Mỹ Donald Trump,  vốn là ông trùm bất động sản với khoảng 3 tỷ USD và xếp vị trí 770.

tỷ phú Việt,tỷ phú USD,Phạm Nhật Vượng,Nguyễn Đăng Quang,Nguyễn Thị Phương Thảo,Trần Đình Long,Trịnh Văn Quyết
 

Hàng loạt tỷ phú nổi tiếng như Vichai Srivaddhanaprabha (Thái) - ông chủ của câu lạc bộ Leicester City, Lewis - ông chủ câu lạc bộ bóng đá Tottenham hay ông trùm kinh doanh Richard Branson, nhà sáng lập Uber Travis Kalanick,... đều đã xếp dưới tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng nổi tiếng còn bởi vượt đại gia Hoàng Kiều (2,8 tỷ USD) trở thành người Việt giàu nhất thế giới.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ hãng hàng không VietJet, cũng là một doanh nhân Việt thăng hoa. Bà Phương Thảo hiện được Forbes đánh giá có tài sản trị giá khoảng 3,3 tỷ USD và xếp thứ 728 tính tới 31/1.

Bà Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên tại Việt Nam, người Việt thứ 2 lọt top 1.000 tỷ phú USD giàu nhất thế giới và là nữ tỷ phú duy nhất tại Đông Nam Á, sánh ngang với Nhật Bản, nước cũng mới có nữ tỷ phú đầu tiên trong năm vừa qua. Bà cũng là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt top 100 người phụ nữ quyền uy nhất thế giới và đang tiếp tục bỏ xa bà Hillary Clinton.

Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch FLC và ông Trình Đình Long chủ tịch Hòa Phát cũng có khối tài sản tương đường hàng tỷ USD và đươc xem như là tỷ phú thứ 3-4 trên TTCK Việt Nam.

Vươn tầm quốc tế

Có thể thấy, chỉ khoảng 1-2 thập kỷ về trước, giới đầu tư khó có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó Việt Nam có hàng loạt tỷ phú USD thăng hạng nhanh chóng và ngang tầm với khu vực như bây giờ.

Khoảng 20 năm về trước, thật khó có thể hình dung các doanh nghiệp tư nhân trong nước có thể thực hiện những dự án khu đô thị vài chục triệu USD hay một cao ốc tầm cỡ. Nhưng giờ đây, hàng loạt dự án lớn quy mô vài trăm triệu cho tới cả tỷ USD được thực hiện bởi các ông chủ Việt trên khắp cả nước như Vinhomes, Vinpearl, SunWorld, Mường Thanh, Sala, Văn Phú, Hải Phát,... rồi các chuỗi bán lẻ tầm cỡ quốc tế như Thế Giới Di Động, CoopMart,...

Những thương vụ tỷ USD giờ đây không chỉ thuộc về các tập đoàn nước ngoài mà đã có những ông lớn trong nước tham gia. Trên thị trường xuất hiện nhiều doanh nhân Việt đứng sau thương vụ ngàn tỷ chấn động như ông Nguyễn Văn Tuấn tại Gelex, Hồ Xuân Năng tại Vicostone, ông Nguyễn Duy Hưng SSI, Pan Group,... 

tỷ phú Việt,tỷ phú USD,Phạm Nhật Vượng,Nguyễn Đăng Quang,Nguyễn Thị Phương Thảo,Trần Đình Long,Trịnh Văn Quyết
 

VCB là đầu mối mua trọn gần 5 tỷ USD ở thương vụ trên, để nhà đầu tư chuyển đổi sang VND thanh toán tiền mua cổ phần Sabeco. Trong lịch sử hoạt động ngân hàng Việt Nam chưa từng có một giao dịch nào lớn như vậy mà do một ngân hàng nội địa đứng ra xử lý mà không phải đi huy động trên thị trường quốc tế.Trên thị trường tài chính, nhiều tổ chức tài chính trong nước có năng lực ngang tầm khu vực. Trong thương vụ bán vốn Bia Sài Gòn (Sabeco) cuối năm 2017, Vietcombank là tổ chức xử lý gọn ghẽ giao dịch trị giá gần 5 tỷ USD.

Cũng trong năm 2017, giới đầu tư chứng kiến những kế hoạch tham vọng lịch sử của doanh nhân Việt. Ông Phạm Nhật Vượng là người viết tiếp giấc mơ xây dựng thương hiệu ô tô của người Việt sau 20 năm ngành công nghiệp Việt thất bại.

Trong vòng chưa tới nửa năm kể từ khi khởi động dự án, Vinfast của ông Vượng đã công bố 2 mẫu xe Sedan và SUV với bản quyền sở hữu trí tuệ mua từ BMW, thiết kế từ nhà nhiết kế hàng đầu Ý Pininfarina. Dự kiến, 2 mẫu xe đầu tiên sẽ ra mắt công chúng vào 10/2018 tại triển lãm Paris Motorshow 2018. Đồng thời, tập đoàn này cũng chiêu mộ được ông James B.DeLuca - cựu Phó Chủ tịch tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ General Motor, người có 37 năm kinh nghiệm, từng điều hành hàng trăm ngàn nhân viên tại hàng trăm nhà máy ở các nước.

Vietjet của bà Thảo mới đi vào hoạt động được 5 năm nhưng nhờ hút vốn ngoại và kế hoạch kinh doanh táo bạo, hiện đã chiếm hơn 40% thị phần. Đây được xem là một hãng hàng không có tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Vietjet Air vừa ký hợp đồng rúng động thế giới như mua 100 máy bay Boeing với tổng trị giá 11,3 tỷ USD. Các đây 1 năm, VJC cũng đã ký một hợp đồng mua 100 máy bay với Airbus trị giá hơn 9 tỷ USD.

Cách đây 1-2 thập kỷ, hiện tượng doanh nhân Việt đầu tư ra nước ngoài hay thâu tóm doanh nghiệp ngoại ở trong nước rất hiếm, thì giờ đây, những thương vụ như vậy khá phổ biến. Nhiều đại gia Việt chi hàng trăm, ngàn tỷ đồng để thâu tóm các doanh nghiệp, dự án từ doanh nghiệp ngoại.

Trong nhiều năm trở lại đây, thay vì bị thâu tóm, nhiều đại gia Việt đã làm ngược lại, chi trăm tỷ để làm chủ doanh nghiệp ngoại.

Trong những ngày gần đây, một công ty của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã mua 50% dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora) từ Công ty xây dựng Posco E&C (Hàn Quốc). Công ty cổ phần Thế Giới Số - Digiworld (DGW) mua lại công ty phân phối sản phẩm tiêu dùng nhanh của Nhật Bản

Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) mang tiền ra nước ngoài đầu tư khu thương mại cao cấp tại Yangon (Myanmar) hay trăm ngàn hectar trồng cao su, mía tại Lào,...

Mới đây nhất, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được chấp thuận phê duyệt tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwiood, nâng tổng số vốn của Vinamilk tại đây lên 10 triệu USD (khoảng  230 tỷ đồng) và tăng tỷ lệ sở hữu từ 70% lên 100%. Sau khi các thủ tục được hoàn thiện, Vinamilk sẽ là chủ duy nhất tại Driftwiood.

Trên thực tế, không phải năm vừa qua các doanh nhân Việt mới đưa thương hiệu Việt, doanh nghiệp và hình ảnh của bản thân họ ra thế giới, mà là từ nhiều năm trước đó. Nhưng 2017 là một năm chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của các doanh nghiệp Việt hàng đầu trên trường quốc tế.

Những thành công trong năm qua đang tạo ra sự khích lệ tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt. Trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ 4, với công nghệ và quản trị là trọng tâm, các doanh nghiệp Việt có thể bứt phá nhanh chóng. Giấc mơ vươn tầm thế giới của doanh nhân, DN Việt giờ không còn là điều xa vời nữa.

Nên đọc
Theo VietNamNet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo