Văn hóa

'Đồng hành cùng sự kiện' - Triển lãm của 4 họa sĩ hơn bốn thập niên chuyên tranh cổ động

Đúng dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2019), nhóm 4 họa sĩ: Trần Duy Trúc; Lương Xuân Hiệp; Hà Huy Chương và Nguyễn Công Quang đều là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm tranh cổ động mang tên 'Đồng hành cùng sự kiện' tại Nhà triển lãm 16, Ngô Quyền, Hà Nội.

Đây cũng là triểnlãm nhóm tranh cổ động (TCĐ) đầu tiên của bốn họa sĩ. Tham gia triển lãm nhómnày, bốn họa sĩ biểu thị tính chuyên nghiệp, gắn bó và tâm huyết trong chặng đườngdài sáng tác TCĐ. Những đóng góp của 4 họa sĩ trong gần nửa thế kỷ qua là sựlao động không biết mệt mỏi với loại hình đồ họa năng động, luôn đồng hành vơícác sự kiện chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước.

Họa sĩ TrầnDuy Trúc (sinh năm 1944), nguyên là cán bộ văn hóa, thông tin ở Hải Hưng rồi Hưng Yên, từ nhữngnăm 1966 -1968 đã có tranh cổ vũ quân vàdân ta vừa chiến đấu, vừa sản xuất chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đôívới miền Bắc, chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họa sĩ có rấtnhiều tranh về đề tài lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ mới.Những năm sau này và cho tới nay, họa sĩ vẫn sáng tác không mệt mỏi với các đềtài chính trị xã hội, những sự kiện lịch sử, những hoạt động văn hóa xã hội rộnglớn…

Họa sĩ có lối vẽ trang trí, cách điệu tinh tế, hình, mảng, bố cục bài bản,đẹp và hấp dẫn. Nhiều đề tài chính trị xã hội như bầu cử đại biểu Quốc hội, kỷniệm chiến thắng Điện Biên Phủ, đề tài về Bác Hồ… họa sĩ cũng vẫn giữ nguyên lôívẽ này. Phong cách của họa sĩ đã trở nênnhất quán và là dấu ấn riêng, nhìn vào thường “biết ngay là Trần Duy Trúc”.

Đócũng là một cái duyên không phải ai cũng có, cũng là kết quả mà ông được đào tạotừ trung cấp đến đại học những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Họa sĩ có nhiêùtranh đoạt giải cao trong các cuộc thi TCĐ và có nhiều tranh được xuất bản, phát hành trong toàn quốc.

Họa sĩ LươngXuân Hiệp (sinh năm 1951), con trai danh họa Lương Xuân Nhị. Sau khi tốt nghiệp trung cấp mỹthuật từ những năm 1964-1971, anh về Ty Thông tin Hà Bắc. Năm 1974-1976 là chiến sĩ, họa sĩ của Trungương Cục miền Nam. Năm1975, tranh của anh đã có mặt trong triển lãm mỹ thuậtđón xuân ở vùng giải phóng. Từ năm 1976,anh về công tác tại Xưởng tranh Cổ động Trung ương (Bộ Văn hóa Thông tin) rồi tốtnghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đó là môi trường tốt để họa sĩ sáng tác rấtnhiều tranh với nhiều đề tài rộng lớn. Tranh của họa sĩ Lương Xuân Hiệp còn lưuđọng trong cảm nhận của nhiều người xem với các đề tài thống nhất đất nước, vềChủ tịch Hồ Chí Minh, về tình đoàn kết Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia, về xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ mới. Đặc biệt, với đề tài biển đảo, họa sĩ có hàng loạt tranh với nhiêùhình ảnh cô đọng về người chiến sĩ hải quân, về nhà dàn trên biển, một vấn đềthời sự đang diễn ra phức tạp và quyết liệt mang tầm quốc tế ở biển Đông hiệnnay. Tranh của họa sĩ Lương Xuân Hiệp có bố cục, đường nét giản dị, chắt lọc vàphóng khoáng. Cũng như họa sĩ Trần Duy Trúc, họa sĩ Lương Xuân Hiệp từ trước tơínay vẫn tận tụy với lỗi vẽ tay chứa đựng những cảm xúc trực họa giản dị và gầngũi, điều mà các tác giả trẻ với kỹ nghệ vi tính ít có người đạt được.

Họa sĩ HàHuy Chương (sinh năm 1954) vốn là người lính từ năm 1972-1978, tham gia vẽ TCĐ phụcvụ đơn vị từ những năm 1973-1975, sau đó vào học đại học chuyên ngành lịch sửvà say mê học mỹ thuật câu lạc bộ tại Hà Nội. Năm 1978 bắt đầu tham gia triểnlãm tranh cổ động toàn quốc. Từ đó đến nay, họa sĩ đã có hơn 40 năm sáng tácTCĐ. Từ những năm 1978-1985, TCĐ của Hà Huy Chương thiên về các đề tài lao động sản xuất với lối vẽ trangtrí, cách điệu, công phu từ hoa lá, cây, con trong nông nghiệp, được đánh dấu bằngbức tranh “Nhân nhiều áo cá Bác Hồ”, đoạt giải Nhì triển lãm tranh cổ động toànquốc năm 1980. Sau đó họa sĩ thiên về sáng tác đề tài chính trị xã hội và có vẻnhư có duyên hơn với đề tài gắn với quãng thời gian gần 20 năm làm báo, làm vănnghệ của anh ở Hải Dương.

TCĐ chính trị xã hội của Hà Huy Chương được các đồngnghiệp đánh giá là chuẩn về nội dung, ý tưởng và câu chữ; có bức mang tính ướclệ về hình tượng, nhưng cũng có bức khá cụ thể, sinh động về hình ảnh nhân vậthoặc có tìm tòi thoát ra cách thể hiệnthông thường. Chính vì vậy, Hà Huy Chương có nhiều tranh đoạt giải cao trongcác cuộc thi TCĐ và là một tác giả có nhiều mẫu tranh được xuất bản, phát hànhtrong toàn quốc những năm gần đây.

Họa sĩ NguyễnCông Quang (sinh năm 1962), họa sĩ sáng tác và với chức năng tham gia tổ chức sáng tác TCĐ củacơ quan chuyên ngành (Cục Văn hóa Cơ sở). Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Côngnghiệp.

Họa sĩ có tầm nhìn bao quát, luôn chủ động về các sự kiện chính trị,văn hóa, xã hội và là người hiểu hơn hết các tác giả sáng tác TCĐ chuyên trongtoàn quốc. Với vai trò ở cơ quan chủ trì, anh không có điều kiện tham gia sángtác, nhưng khi sáng tác, họa sĩ Nguyễn Công Quang thường có tranh đạt chất lượngcao. Tranh của anh mang tính đồ họa cao, hình tượng chắt lọc, màu sắc cô đọng,rất ít khi sử dụng chi tiết.

Mặt khác, TCĐ của Nguyễn Công Quang cũng thường chọnlọc tính điển hình trong hình tượng nhân vật thể truyền đạt ý tưởng cần thể hiện.Anh có nhiều tranh đoạt giải cao trong các cuộc thi TCĐ. Cũng như họa sĩ Hà HuyChương, họa sĩ Nguyễn Công Quang vừa kết hợp vẽ tay với kỹ thuật vi tính nên có sự nhanh nhạy vàlinh hoạt trong lối thể hiện.

Bốn họa sĩ, vơíphong cách sáng tác riêng nhưng đều gặp nhau ở sự nhạy bén, linh hoạt và có nhiêùtâm huyết với TCĐ. Các họa sĩ luôn luôn bám sát các đề tài, sự kiện chính trị,vănhóa xã hội của đất nước và sáng tác liên tục trong hơn bốn chục năm qua. Cả 4 hoạsĩ đều có tranh được sưu tập tại các Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quốcgia, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Lịch sử Quân sự,… Triển lãm nhóm đầu tiên này vềTCĐ của bốn họa sĩ như một cuộc giới thiệu, báo cáo với bạn bè, đồng nghiệp vàcông chúng trong chặng đường sáng tác bền bỉ của mình.

Chương Huy
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo