"Soi" hành trình 16 năm nhiều dấu ấn của Táo quân trước khi dừng sản xuất
Thông tin VFC dừng sản xuất Táo quân vào dịp Tết nguyên đán 2020 khiến khán giả tiếc nuối. Cùng nhìn lại hành trình 16 năm Táo quân mang lại nhiều cảm xúc và tiếng cười đến với khán giả.
Táo Quân 2019: Loạt ảnh hot girl đình đám Trâm Anh bị 'dìm' nhan sắc / Sau hình ảnh nghệ sĩ tập luyện, kịch bản ‘Táo quân 2020’ cũng chính thức được bật mí
Táo quân lần đầu lên sóng vào năm 2003. Ở thời điểm đó, Táo quân chỉ là một tiểu phẩm trong chương trình "Gặp nhau cuối năm". Mượn điển tích Táo quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm trong suốt một năm qua, Táo quân năm đầu tiên khá đơn giản cả về kịch bản, phục trang và đạo cụ. NSND Quốc Trượng là người đầu tiên đóng vai Ngọc Hoàng trong Táo quân. Công Lý, Xuân Bắc vào vai Bắc Đẩu, Nam Tào.
Từ Táo quân 2004, nghệ sĩ Quốc Khánh thay thế nghệ sĩ Quốc Trượng vào vai Ngọc Hoàng nghiêm nghị nhưng khá hài hước, Xuân Bắc và Công Lý đóng đinh với hai vai diễn quen thuộc chuyên chọc ghẹo hoặc tạo tình huống dở khóc dở cười cho các Táo lên chầu.
Ở Táo quân 2005, tạo hình và trang phục của dàn Táo ngày càng đa dạng.
Từ một tiểu phẩm trong chương trình "Gặp nhau cuối năm", đến năm 2006, chương trình đã tạo được dấu ấn với kịch bản đặc sắc. Màn tấu trình của các Táo bằng ngôn ngữ của hài kịch làm nên "thương hiệu" của Táo quân.
Táo Quân 2007 vẫn là sân khấu được dàn dựng đơn giản và gần gũi trong không gian trường quay của Đài truyền hình Việt Nam. Ngọc Hoàng luôn giữ vai trò giải quyết các vấn đề để hướng tới năm mới tốt đẹp hơn.
Trong Táo quân 2008, Công Lý, Xuân Bắc đóng đinh với hình ảnh Bắc Đẩu, Nam Tào, còn Vân Dung, Quang Thắng và Tự Long linh hoạt với các vai Táo khác nhau.
Táo quân 2009, chương trình trở thành món ăn tinh thần cho đông đảo khán giả Việt mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Vấn nạn trong ngành giáo dục như những căn bệnh thành tích, bạo lực học đường... lên sóng Táo quân 2010.
Táo quân 2011 cũng đưa vấn đề này vào chương trình.
Táo quân 2012 gây chú ý khi chỉ trích những người đẹp khoe thân, chụp ảnh nude để nổi tiếng trong showbiz.
Táo quân 2013 được khen hài hước và thâm thúy, chạm đến hầu hết những vấn đề nóng xảy ra trong năm. Đặc biệt, chương trình có chi tiết thú vị khi hoán đổi giới tính của Nam Tào, Bắc Đẩu.
Táo quân 2014 lại mang đến làn gió mới khi để người dân cất lên tiếng nói của chính mình. Cũng trong chương trình này, vai Ngọc Hoàng do Quốc Khánh đảm nhận có nhiều đất diễn hơn.
Táo quân 2015 điểm lại những vấn đề nổi cộm trong năm dưới góc nhìn hài hước. Tuy nhiên, chương trình lần này bị chê nhạt. Việc phân các Táo theo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ không cho thấy rõ tính chất của từng Táo.
Táo Quân 2016 lấy lại phong độ khi chạm đến nhiều vấn đề nhức nhối của đời sống xã hội đã xảy ra trong năm như: vụ chặt cây xanh, vụ thực phẩm bẩn tràn lan thị trường, vụ cải cách giáo dục, quy định lắp bình cứu hỏa cho xe ô tô, trạm thu phí đường bộ, cô giáo Cung bọ cạp....
Táo quân 2017 mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa, đặc biệt là vấn đề nhân sự với lời nhắn nhủ "chọn người tài chứ không phải người nhà".
Táo quân 2018 các Táo chơi trò giành ghế, phản ánh tình trạng tranh chức tranh quyền. Đây cũng là năm chương trình vấp phải những ý kiến khen, chê trái chiều.
Với Táo quân 2019, bên cạnh những nghệ sĩ quen thuộc, chương trình có sự góp mặt của nhiều gương mặt trẻ như Duy Nam, Trung Ruồi, Mạnh Dũng. Trong chương trình, dù đề cập đến nhiều vấn đề nóng nhưng Táo quân vẫn bị nhận xét là cần phải thay đổi khi tiếng cười ngày càng "gượng gạo", format cũ, quảng cáo dày đặc... Ảnh: VTV.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
16 năm đều đặn lên sóng, Táo quân để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Chương trình hài kịch tập trung vào phản ánh, đả kích những vấn đề nổi cộm liên quan đến các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, giao thông, y tế, thể thao... được người dân chờ đón mỗi dịp Tết đến xuân về.