Văn hóa

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao?

Nếu “Thị thần lệnh” có Châu Tấn và Trần Khôn tham gia ra mắt vào thời điểm khác thì có lẽ sẽ không đến nỗi rơi vào cảnh ngộ bị động như bây giờ.

Sốc visual bộ ảnh "rich kid xấc láo nhất Penthouse" Han Ji Hyun hồi làm mẫu váy cưới: Xinh điên đảo, ở ngoài khác hẳn trên phim / Nhạc phim "Bố già" xác lập kỷ lục chỉ sau 12 tiếng ra mắt

Nếu loại bỏ nội dung cốt truyện cũ rích của Khuất Sở Tiêu và Thẩm Nguyệt thì bộ phim điện ảnh này vẫn được đánh giá khá cao dưới hình thức thương mại. Trần Khôn đã kết hợp một cách hoàn hảo nhân vật vừa đẹp, vừa mạnh mẽ lại thê lương. Hình ảnh hoa lệ, kỹ xảo tuyệt đỉnh, ngôn từ và tiết tấu được kiểm soát tốt, nhưng lại có những điểm trừ lại không thể bỏ qua.

Tình Minh (Trần Khôn đóng) và Bách Ni (Châu Tấn đóng) trong phim, thời nhỏ là thanh mai trúc mã, sau khi lớn lên, một người thì bị gài bẫy hãm hại phải rời xa Âm Dương Liêu, một người thì tiếp quản Âm Dương Liêu, trở thành Chưởng Án. Thiết kế cốt truyện như thế này, chẳng phải là rất đáng để tiếp tục đào sâu, kể chi tiết hơn sao?

1

Vừa kể về Tình Minh bị hiểu lầm và những Thị Thần đáng yêu, vừa kể về nỗi đau khổ của Bách Ni - người quản lý lạnh lùng sống dưới chiếc mặt nạ.

Thế nhưng, “Thị Thần Lệnh” lại sắp xếp cho Châu Tấn một phân đoạn bị hiểu lầm theo lối cũ rích trong nhiều bộ phim. Có danh tiếng không thể phủ nhận của cặp đôi hoàng kim “Trần Khôn - Châu Tấn diễn gì tôi cũng đồng ý xem”, ấy vậy mà bộ phim lại không đi theo hướng phát triển ấy, mà lại đi theo hướng từ góc độ Kim Ngô Vệ Viên Bách Nhã và Thiếu nữ Thần Lạc. Nếu như phim đã thay đổi nhiều so với game, vậy thì cũng không cần phải sắp xếp nhiều cảnh phim cho Viên Bách Nhã và Thần Lạc chứ?

Câu chuyện giữa Viên Bách Nhã (Khuất Sở Tiêu đóng) và Thần Lạc (Thẩm Nguyệt đóng), về bản chất là kiểu oan gia cũ rích nhàm chán, được triển khai thành một câu chuyện nhạt nhẽo không có gì đáng cười. Diễn xuất của Thẩm Nguyệt cũng rất cứng, đúng là đứng trước ống kính máy quay, năng lượng trẻ trung tràn đầy nhưng diễn xuất của cô lại không ổn, những khuyết điểm ngoại hình cũng lộ ra hết, vốn dĩ không đảm nhiệm được điểm nhấn đáng yêu của nhân vật.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 2

Hai người chính là nhân vật dẫn truyện trong phim, họ từ nhân gian trộm phù và bản đồ để vào yêu vực, sau đó lại theo Tình Minh về đình viện. Bộ phim thông qua cái nhìn của họ để thể hiện sự kỳ ảo của yêu vực. Cho dù là chiếc cầu Giới Kiều xuất hiện giữa không trung trên vực núi, hay là sự phồn hoa rực rỡ vào ban đêm ở yêu vực, tất cả đều rất cuốn hút khán giả, nhưng sự thể hiện của hai “nhân vật dẫn truyện” như Viên Bách Nhã và Thần Lạc này lại khiến khán giả không muốn xem.

 

Nếu như người đảm nhiệm vai diễn này không phải là Khuất Sở Tiêu và ngoài đời anh không có nhiều tai tiếng như thế thì bộ phim cũng sẽ không đến nỗi trong giai đoạn tuyên truyền trước khi công chiếu phải gạch bỏ tên tuổi của anh, rơi vào cảnh bị khán giả mắng: “Sao bảo nhân vật chính là Châu Tấn với Trần Khôn cơ mà, sao lại thành là Khuất Sở Tiêu với Thẩm Nguyệt thế?”. Nhưng thời gian sản xuất bộ phim quá dài, năm 2016 lập dự án điện ảnh, đâu ai ngờ rằng năm 2020 lại có nhiều “giông tố” như thế.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 3

Cốt truyện nhạt, diễn xuất của Khuất Sở Tiêu trong phim cũng bình thường, không nổi bật, năng lực của Thẩm Nguyệt lại không đủ, những vấn đề về logic quan trọng lại bị rời rạc một cách rõ rệt.

Cho dù bộ phim có chọn những diễn viên trẻ có lý lịch ngoài đời sạch sẽ, diễn xuất ổn thì tuyến nhân vật Viên Bách Nhã và Thần Lạc vẫn không có giá trị tồn tại. Thể hiện hình ảnh của yêu vực từ góc nhìn của Bách Ni chẳng phải là sẽ tốt hơn sao? Chẳng phải là sẽ thể hiện một cách trực quan hơn về những mối quan hệ xung đột giữa người và yêu, đen và trắng, thiện và ác sao?

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 4

Nếu như bộ phim dở hết sức cũng không đáng tiếc, điều đáng tiếc là “Thị Thần Lệnh” bị đánh giá thấp bởi tuy nội dung kém, nhưng trình độ chế tác lại cao, vẫn có rất nhiều ưu điểm.

 

Thẩm mỹ kỳ ảo của phương Đông

Xem “Thị Thần lệnh” xong, ngoài việc tiếc cho nhân vật của Châu Tấn chẳng khác gì đạo cụ ra, điều đang nói ở đây là so với việc quay câu chuyện nhạt nhẽo giữa Viên Bách Nhã và Thần Lạc thì thà cho hai vị Thị Thần đáng yêu là Đào Hoa và Hồ Điệp thêm nhiều cảnh quay có phải hơn không? Các Thị Thần trong đình viện của Tình Minh đều đã thể hiện một cách xuất sắc. Tuy cốt truyện bị nhạt, đơn điệu nhưng xét ở góc độ loại hình phim thì đã có chất lượng khá ổn.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 5

Đào Hoa mà Vương Lệ Khôn thủ vai xinh đẹp tựa tiên nữ. Khi đại chiến ập tới cũng không hoảng loạn, ở cô toát lên một khí chất rắn rỏi quyết đoán của một nữ chiến thần, tạo thiện cảm cho khán giả. Chỉ đáng tiếc là đất diễn khá ít.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 6

Hồ Điệp do Vương Duyệt Di thủ vai có tạo hình cánh bướm rất nổi bật, đứng cạnh Đào Hoa, một người màu hồng thơ mộng một người màu xanh tươi mát, quả thực vô cùng mãn nhãn.

 

Ba huynh đệ nhà Sóc Chuột thì lại vô cùng đáng yêu. Đội mũ hoặc mặc đồ màu xanh giống Tình Minh, suốt ngày chỉ thích cãi lộn, thích các món đồ chơi sáng lấp lánh, làm mấy chuyện xấu xong lại chạy về đình viện, sau khi gây họa thì lại còn không chịu nhận tội, vừa nói mấy câu sĩ diện xong lại bắt đầu nhát như thỏ đế. Đúng là tấu hài của phim!

Sóc Chuột biến dị bị giết, trước khi chết đã khôi phục lại vẻ ngoài đáng yêu, nước mắt chảy ròng ròng xuống bộ lông mượt của nó, trông thật đáng thương. Tuy hình ảnh Sóc Chuột là một tình tiết khá quen thuộc trong nhiều bộ phim nhưng có thể dựa vào động tác và kỹ xảo thể hiện ra sự đáng yêu của chúng, như vậy đã là ăn điểm rồi. Các Thị Thần trong cả đình viện, chỉ có kỹ xảo của Sóc Chuột là có giá trị, nhà sản xuất đã mời các diễn viên kịch nói đến diễn xuất, nắm bắt các biểu cảm, chế tác vô cùng có tâm.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 7

Thiết kế, từ ngữ, khung cảnh phối âm, kỹ xảo thị giác,… tất cả trong cả phần mở đầu đều rất đáng khen.

Trong một vài khoảnh khắc nào đó còn khiến người xem tưởng rằng mình bước nhầm vào thế giới hoạt hình của Disney, nhưng lại mang hơi hướm thẩm mỹ của điện ảnh phương Đông, cực kỳ khả ái, đáng yêu. Nhưng vẫn là câu nói ấy, thật đáng tiếc, bộ phim vẫn không đặt trọng tâm vào Tình Minh và các Thị Thần, không đặt trọng tâm vào tình yêu tuyệt đối của Tình Minh và “kẻ truy sát” Bách Ni. Mà ngược lại, lại đặt ở những Kim Ngô Vệ bị cướp kia.

 

Kỹ xảo, hình ảnh, thiết kế dựng cảnh tốt

Nhân vật Tuyết Nữ mà Vương Tử Tuyền thủ vai cũng lại là một “đạo cụ” nữa, nhưng trong một vài cảnh đánh võ cô vẫn thể hiện rất tốt. Cô ngăn Bách Ni lại, chiến đấu trong rừng trúc với người trong Âm Dương Liêu. Tuyết Nữ trong nháy mắt đã biến rừng trúc xanh mướt biến thành một vùng đất phủ đầy tuyết trắng, từng cử chỉ nhấc tay, giơ đao đều thể hiện một năng lực mạnh mẽ, thiên biến vạn hóa. Tiết tấu của cả đoạn phim đều được kiểm soát ở mức vừa phải, có thể nói là hoàn hảo.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 8

Cảnh hành động của Tuyết Nữ có nhiều hình thái thể hiện khác nhau.

Ban đầu là biến hóa cả tổng thể, rừng trúc xanh mướt bỗng chốc biến thành tuyết trắng ngập trời. Sau đó là thay đổi đột ngột, bất ngờ, đám người của Âm Dương Liêu tò mò nhận lấy ngay một quả cầu tuyết nhỏ, nhưng quả cầu tuyết lại đột nhiên nổ tung, khiến người cũng vì thế mà mất mạng. Tiếp đó là cảnh đánh đấm ác liệt, giết người chém ngựa một cách rất dứt khoát. Sau đó trong cảnh đánh nhau của Tình Minh và Tuyết Nữ, hành động cắt cổ cũng được thiết kế có tính đột ngột, bất ngờ.

 

Tuy trong trận chiến ấy, lực chiến đấu lúc mạnh lúc yếu khiến khán giả mơ hồ, nhưng cảnh hành động vẫn vô cùng mãn nhãn. Tình Minh và Bách Ni gặp lại nhau tại địa bàn của Hải Phường Chủ, một người chạy, một người đuổi, cảnh xông qua hểt cánh cửa này tới cánh cửa khác để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Những phân cảnh đáng khen ngợi trong phim cũng có rất nhiều. Cảnh hành động được thiết kế đặc sắc, có tính thẩm mỹ, kỹ xảo cắt ghép cũng rất đáng khen.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 9

Đáng tiếc những ưu điểm này trong mắt khán giả đều không địch lại nổi cốt truyện nhạt nhẽo và diễn xuất dở của Khuất Sở Tiêu và Thẩm Nguyệt.

Một điều xuất sắc hiếm có trong cả bộ phim

Sự dây dưa giữa Yêu Hoàng Tương Liễu và Tình Minh nửa người nửa yêu khiến người xem phải chê: một con yêu quái rắn cứ hết lần này tới lần khác nói “ngươi là yêu, là yêu quái có chung huyết mạch với ta”. Sau đó Tình Minh nói: “Ngươi phải nhận ta làm chủ nhân, nếu không thì ta sẽ chết cho ngươi xem”, cách xử lý yêu quái như thế này thực sự khiến người ta không biết phải nhận xét như thế nào.

 

Vấn đề ở đây là, trong một tác phẩm với nội dung cốt truyện đơn điệu, nhạt nhẽo như thế này, Tình Minh lại là một nhân vật “hiếm có” không nhạt nhẽo, không đơn điệu trong đó. Viên Bách Nhã từ việc muốn bắt Tình Minh, sau này lại bị cảm động, rồi lại cùng chiến đấu với các Thị Thần của Tình Minh, mỗi một bước của câu chuyện đều rất bài bản.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 10

Viên Bách Nhã cũng được, Thần Lạc cũng được, ngay từ đầu đã không thể khiến người xem bị cuốn hút vào bộ phim, trong tình trạng như thế, diễn biến tâm lý của nhân nhật cũng chỉ có thể chạy theo con đường nhạt nhẽo, đơn điệu. Thế nhưng Trần Khôn lại thể hiện ra được sự tuyệt vọng, ngang tàng và đau khổ thực sự của Tình Minh. Tuy câu nói “nếu không thì ta sẽ chết cho ngươi xem” khá là vớ vẩn, xàm xí, nhưng diễn xuất của Trần Khôn là điều không thể phủ nhận, làm rung động lòng người.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 11

Cuối cùng, chàng tiếp nhận tất cả ác nghiệp của Tương Liễu, đoạn tuyệt tất cả mọi ràng buộc tình thân, tình yêu, tình bạn, mái tóc đen nay đã bạc trắng, quay người bước đi cực kỳ dứt khoát, lẫn vào trong biển người mênh mông, dừng lại ở một bên đầu cầu Đoạn Kiều, khung cảnh khiến người xem phải xuýt xoa. Trong lòng đều là những nỗi vấn vương nhưng lại không thể nói thành lời, đây là nỗi cô độc còn tàn khốc hơn cả việc bị cả thế giới phản bội, là một tầng nghĩa khác của câu “một mình ta lưu lạc chốn nhân gian tóc bạc đầy đầu”, vừa đẹp vừa thê lương.

 

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 12

“Thị thần lệnh” không phải là một bộ phim dở không có đất dụng võ, khả năng trình diễn những phân cảnh hành động đều rất ổn. Chỉ có điều, những điểm trừ chính của bộ phim là do cốt truyện quá nhạt nhẽo, đơn điệu, không logic. Nếu như đặt vào trong mảng phim thương mại bình thường thì có lẽ cũng không đến nỗi nào.

“Thị Thần Lệnh” bị chê, người phải “gánh tội” chỉ có một mình Khuất Sở Tiêu sao? - Ảnh 13

Nói chung, bộ phim vẫn khá ổn, kỹ xảo mãn nhãn, thêm vào đó diễn xuất của Trần Khôn đã thể hiện ra được sự bi thảm của nhân vật, cùng với những Thị Thần đáng yêu. Nếu như không lựa chọn công chiếu vào thời điểm Tết, nếu như không bị liên lụy bởi cuộc sống đời tư hôn loạn của diễn viên thì có lẽ bộ phim sẽ không bị rơi vào cảnh khó khăn như này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm