Văn hóa

'Vua bánh mỳ' phát sinh gần 80 triệu mỗi tập

Vua bánh mỳ' phiên bản Việt là một trong các dự án lớn của truyền hình Việt Nam năm nay, có tổng chi phí hơn 20 tỷ đồng, được đầu tư bối cảnh trải dài nhiều tỉnh thành.

Top 10 sao Hàn đẹp trai nhất châu Á: Ji Chang Wook, Lee Min Ho, G-Dragon đều mất hút / Tại sao trên thảm đỏ hay ở nhà nội trợ, Angelina Jolie vẫn trông giống như một nữ thần?

Vua bánh mỳ được Việt hóa từ phim cùng tên của Hàn Quốc. Phim kể về hành trình từ cậu bé mồ côi cha, lạc mất mẹ, sống lang thang nơi đường phố tới khi trở thành thợ làm bánh mỳ nổi tiếng của Hữu Nguyện (Quốc Huy đóng). Trong phim, Cao Minh Đạt vào vai ba của Hữu Nguyện - ông chủ hãng bánh lớn, Nhật Kim Anh vào vai mẹ của Hữu Nguyện. Ngoài ra, phim còn có sự góp mặt của NSƯT Lê Thiện, NSƯT Hữu Châu, NSƯT Trương Minh Quốc Thái, diễn viên Thân Thúy Hà, Trung Dũng, Bạch Công Khanh... Phim dài 80 tập, sẽ lên sóng truyền hình Vĩnh Long từ 22/9.

Giám đốc sản xuất Bích Liên tiết lộ với Ngoisao.net phim Vua bánh mỳ có tổng chi phí đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Trong đó, cát-xê của dàn diễn viên không quá cao. Đổi lại, chi phí bối cảnh, thiết bị, di chuyển và sinh hoạt phí cho thành viên đoàn phim đều tốn nhiều tiền. Tốn kém nhất là các cảnh rượt đuổi, tai nạn, quay trên sông nước với nhiều máy quay, bao gồm cả flycam (máy quay nhỏ gắn vào máy bay điều khiển từ xa).

Bà Bích Liên cho hay đạo diễn - NSƯT Nguyễn Phương Điền kỹ tính, yêu cầu cao trong công việc. Nhà sản xuất cố gắng đáp ứng kỳ vọng của đạo diễn để đảm bảo chất lượng phim tốt nhất. Ban đầu, hãng phim dự định đầu tư cho mỗi tập 200 - 220 triệu đồng. Nhưng vì lịch quay kéo dài hơn dự kiến khiến chi phí mỗi tập tăng lên gần 300 triệu đồng. Bà Bích Liên nói thêm: "Phim quay lâu và tốn kém làm tôi hơi sốt ruột. Nhưng tôi chấp nhận việc này để mỗi năm có ít nhất một sản phẩm chất lượng, thậm chí xác định có thể phim không thu được lãi. Phim quay lâu nhưng kỹ và hay còn hơn là quay ẩu và về không dựng được".

Cảnh rượt đuổi trên sông nước của Vua bánh mỳ được thực hiện kỳ công với nhiều máy quay.

Cảnh rượt đuổi trên sông nước của Vua bánh mỳ được thực hiện kỳ công với nhiều máy quay.

Hơn bảy tháng sản xuất Vua bánh mỳ, đạo diễn Phương Điền đưa đoàn phim đi qua nhiều tỉnh thành để bấm máy: TP HCM, Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Lâm Đồng..., trải nghiệm nhiều kiểu khí hậu khác biệt. Hồi làm phim Tiếng sét trong mưa, đạo diễn Phương Điền tạo kỷ lục khi quay một trường đoạn ở năm tỉnh. Với Vua bánh mỳ, anh một lần nữa sở hữu cảnh phim tương tự. Tình huống kể về mẹ của Hữu Nguyện (Nhật Kim Anh đóng) bị bắt cóc, Hữu Nguyện (lúc nhỏ) đuổi theo chiếc xe rồi lang thang khắp nơi tìm mẹ. Đoạn phim này ghi hình tại các địa điểm ở Cần Giuộc, Bến Lức, Bình Dương...

Các căn nhà trong phim Vua bánh mỳ cũng được chọn lọc kỳ công. Chỉ riêng biệt thự của gia đình ông Đạt (Cao Minh Đạt đóng) được "chắp ghép" từ nhiều nơi. Sân vườn và phòng khách thuộc một biệt thự ở Tây Ninh, có giá thuê tám triệu đồng một ngày. Phòng làm việc của ông Đạt nằm trong một homestay ở quận 9, TP HCM. Còn căn nhà nơi bà Dung (Nhật Kim Anh đóng) sống ở tuổi trung niên vốn là một homestay nhiều lần lên phim, được thuê với giá 600 USD một ngày.

Căn nhà của Nhật Kim Anh trong phim có giá thuê 600 USD/ngày.

Căn nhà của Nhật Kim Anh trong phim có giá thuê 600 USD/ngày.

Về cảnh quay đắt đỏ nhất của phim Vua bánh mỳ, đạo diễn Nguyễn Phương Điền bật mí đó là cảnh Cao Minh Đạt gặp tai nạn xe. Đoàn phim mua một chiếc xe hơi cũ giá dưới 10 triệu đồng, rồi thuê cần cẩu và sử dụng thêm kỹ xảo ở hậu kỳ để tạo hình ảnh chiếc xe lao xuống vực. Phim cũng có nhiều cảnh quay mạo hiểm khác như cảnh rượt đuổi trên chợ nổi, cảnh Nhật Kim Anh bị ngã xuống suối, cảnh Quốc Huy và Trung Dũng ngã từ tầng 20...

Cao Minh Đạt hóa thân thành thợ làm bánh.

Cao Minh Đạt hóa thân thành thợ làm bánh.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm