Văn hóa

'Vương miện Miss Hong Kong' ngày càng rẻ

Chiếc vương miện Tạ Gia Di đội năm nay là vương miện có giá trị thấp nhất trong lịch sử các cuộc thi Hoa hậu Hong Kong.

4 mỹ nhân hàng đầu Hong Kong (Trung Quốc) hội ngộ, nhan sắc xinh đẹp ở tuổi trung niên khiến ai cũng trầm trồ / Mỹ nhân Hong Kong (Trung Quốc) thập niên 90 Châu Hải My: 53 tuổi, độc thân và hạnh phúc

Lisa Tse Tạ Gia Di hôm 30/8 đăng quang Hoa hậu Hong Kong 2020, trở thành chủ nhân của vương miện danh giá do đài TVB trao tặng. Theo truyền thông đưa tin, giá trị vương miện không đến hàng triệu HKD như những vương miện trước đó.

Lý do chính là năm nay, LukFook Jewellery - đơn vị tài trợ vương miện hoa hậu mọi năm - quyết định ngừng tài trợ, sau khi đồng hành với nhà đài suốt 22 năm. Theo truyền thống, sản phẩm được làm thủ công với nhiều viên kim cương đắt tiền. Đây không chỉ là kỷ vật quan trọng, mà còn là món đồ có giá trị tiền tệ lớn dành cho người thắng cuộc.

Hoa hậu năm nay (ngoài cùng bên phải) thiệt thòi hơn các năm trước.

Hoa hậu năm nay (ngoài cùng bên phải) thiệt thòi hơn các năm trước.

Hoa hậu Hong Kong 1995 Dương Uyển Nghi là hoa hậu được đội chiếc vương miện kim cương thật đầu tiên, giá ước tính hơn 10 triệu HKD (1,3 triệu USD). Hai năm trước, do việc kinh doanh của hai vợ chồng thất bại nên cô đã cầm cố vương miện này để vay một khoản tiền.

Tới năm 2016, hoa hậu Lý San San (đăng quang 1996) đã bán đấu giá vương miện của mình để làm từ thiện, số tiền thu lại được cho là 13,8 triệu HKD.

Những năm sau này, vương miện Hoa hậu Hong Kong có giá trị giảm dần. Tới năm 2015, chiếc vương miện của hoa hậu Mạch Minh Thi, tuy giá trị không bằng như trước, nhưng cũng được làm thủ công với hơn 880 viên kim cương, tổng nặng hơn 30 carat. Viên kim cương chính giữa vương miện thậm chí có thể tháo rời để sử dụng như mặt dây chuyền, phù hợp cho nhiều dịp. Chiếc vương miện này được định giá khoảng 4,28 triệu HKD. Năm 2016, Phùng Doanh Doanh cũng nhận một vương miện tương tự.

Hoa hậu 2019 đội chiếc mũ miện gắn kim cương.

Hoa hậu 2019 đội chiếc mũ miện gắn kim cương.

Theo quy định của TVB, tất cả các hoa hậu có quyền sở hữu vương miện và đội nó đến các sự kiện mà họ muốn, đồng thời có thể giữ vương miện như một kỷ vật cá nhân. Ví dụ, á hậu 1 Hoa hậu Hong Kong 2008 Trần Thiên Dương đã đội vương miện trong buổi chụp hình đính hôn. Hoa hậu Hong Kong 2005 Diệp Thúy Thúy hay hoa hậu Trương Danh Nhã đều đội vương miện trong ngày cưới. Á hậu 1998 Ngô Văn Hãn thậm chí biến ước mơ làm công chúa của con gái mình thành hiện thực, khi cho con đội vương miện của mình trong sinh nhật.

 

Năm 2020, TVB không thể tìm được nhà tài trợ kim cương, nên cuối cùng, chiếc vương miện mà tân hoa hậu đội được cho là giá trị không cao. Đối với Tạ Gia Di, đây được cho là một thiệt thòi. Tuy nhiên, cô không đưa ra bình luận gì về phần thưởng mình đạt được.

Vương miện TVB được tài trợ suốt 22 năm qua luôn gắn kim cương lấp lánh.

Vương miện TVB được tài trợ suốt 22 năm qua luôn gắn kim cương lấp lánh.

Phần lớn các cô gái đăng quang đều cho rằng giá trị vương miện không nằm ở bản thân chiếc vương miện, mà ở chính danh tiếng, địa vị xã hội, cũng như những kỷ niệm đẹp đẽ mà cuộc thi mang lại. Mặc dù vậy, ồn ào quanh chiếc "vương miện giá rẻ" mà hoa hậu 2020 nhận cũng khiến nhiều người cho rằng chất lượng và mức độ thu hút quảng cáo, tài trợ dành cho Miss Hong Kong ngày càng giảm sút.

Cuộc thi Hoa hậu Hong Kong do đài TVB tổ chức, bắt đầu từ năm 1973 và luôn được dư luận Hong Kong quan tâm. Những năm gần đây, nhan sắc của các cô gái tham gia cuộc thi nhận nhiều xì xào, bàn tán. Không ít ý kiến cho rằng chuẩn nhan sắc của Miss Hong Kong ngày càng tệ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm