Bác sĩ nói gì về thực hư 'nổ ngực độn silicon khi đi máy bay'?
Thông tin về một phụ nữ đã phải nhập viện vì nổ ngực độn silicon khi đi máy bay hiện gây xôn xao.
Khắc Việt dọa "bắn nát đầu" người chỉ trích em trai Khắc Hưng / Ca khúc mới của chủ nhân hit 'Túy âm' đánh bại 'Thằng điên'
Theo TS. BS. Nguyễn Huy Thọ, Nguyên chủ nhiệm Khoa phẫu thuật tạo hình, BV TƯ Quân đội 108, không có chuyện nổ ngực độn silicon khi đi máy bay. Trên thực tế, để chứng minh túi ngực không thể nổ khi đi máy bay vì thực tế khi thử nghiệm đặt túi ở mặt đường và cho ô tô bốn bánh đè qua nhưng túi đó không sao cả. Vỏ của túi chứa lượng silicon chịu được áp lực rất tốt. Trên thế giới, 1 năm có 200.000 ca phẫu thuật nâng ngực.
Được biết, mới đây, trên trang FB cá nhân của nam ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ câu chuyện của ca sĩ Ivy Trần, xưng Thánh nữ Bolero, đồng thời đưa ra cho cư dân mạng xem hình ảnh túi ngực bị vỡ bởi chất lượng kém. Theo lời kể của Quách Tuấn Du, anh đi cùng chuyến bay với nữ ca sĩ Ivy Trần từ Đài Loan trở về Việt Nam. Trước khi lên máy bay, sức khỏe của nữ ca sĩ vẫn ổn định, không sao cả. Khi ở trên máy bay, do áp suất cao trên máy bay cộng với chất lượng kém của túi ngực silicon nên đã bị biến chứng khi nâng ngực...
BS.Thọ cũng cho hay, hiện nay phẫu thuật nâng ngực có hai biến chứng khi nâng ngực. Đó là biến chứng ban đầu như tụ máu, nhiễm trùng... tuy nhiên nếu phẫu thuật thực hiện ở bệnh viện thì tỷ lệ biến chứng rất thấp.
Túi silicon độn ngực bị vỡ nghi do đi máy bay được lấy ra.
Ngoài ra, có thể có biến chứng dài lâu sau phẫu thuật như sẹo và co bao. Và đáng ngại nhất là hiện tượng co bao, đây là phản ứng của cơ thể với vật lạ, cơ thể sinh ra tổ chức bao bọc lấy nó. Túi silicon đưa vào cơ thể sẽ sinh ra bao mới bọc giữ túi bao đó, đa phần màng đó mỏng không vấn đề gì. Co bao như nào cũng tuỳ cơ thể đó là phản ứng của cơ thể với dị vật. Một số màng dày lên co bép làm túi bao silicon nhỏ lại gây nếp gấp, đau cho bệnh nhân và cứng ngực. Tỷ lệ bị biến chứng này trên thế giới các tác giải nghiên cứu khoảng từ 4 – 8 % nhưng cũng có tác giả nghiên cứu có khoảng 1 – 2%.
Theo ông Thọ, sau 5 năm theo dõi chỉ có khoảng 2,4% số người nâng ngực có triệu chứng của co bao. Nếu hiện tượng này xảy ra ở mức độ 1, 2 thì bệnh nhân chỉ cần luyện tập.
Để phòng biến chứng co bao cần luyện tập sau nâng ngực. Ví như ở Thái Lan, các bác sĩ khuyến cáo sau phẫu thuật nâng ngực không nên mặc áo ngực trong 6 tháng. Hoặc massage sâu để túi vận động, bao do cơ thể xây dựng lên không co lại, dày lên qua luyện tập.
Theo Giao thông
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo