Bạn có biết Kim Mao Sư Vương, Hồng Hà Tổ Mẫu, Phù Vân Giáo Chủ và Tầm Gai Dị Nữ của làng nhạc Việt là những ai không?
MC Quyền Linh từng tiết lộ chỉ trong 10 phút kêu gọi từ thiện đã được hơn 2 tỷ đồng, lập tức đóng tài khoản vì lý do này / Mỹ nhân Hàn để mặt mộc trên phim: Son Ye Jin - Song Hye Kyo cũng chưa xuất sắc bằng trùm cuối
Dạo một vòng MXH thời gian vừa qua, không khó để thấy sự nở rộ của một số trang Facebook đặc thù với các bài viết chuyên đánh giá, tổng hợp, phân tích về các nghệ sĩ ở khía cạnh chuyên môn thanh nhạc.Nếu như phần lớn khán giả đại chúng chuộng các nghệ sĩ giải trí, nghệ sĩ thần tượng với chất nhạc phù hợp với thị hiếu thì các nghệ sĩ mà các trang phê bình, phân tích âm nhạc này đề cao là những người sở hữu chất giọng "khủng", là các "diva, divo" - thuật ngữ ban đầu dùng trong âm nhạc hàn lâm opera sau đã được chuyển sang âm nhạc đại chúng để chỉ các giọng ca nữ, nam xuất chúng. Từ nghệ sĩ nước ngoài đến Việt Nam đều được đem ra mổ xẻ, bàn tán và đánh giá.
Mariah Carey và Whitney Houston...
Hay huyền thoại opera Maria Callas là những nghệ sĩ được đưa ra làm ví dụ bàn luận về góc độ chuyên môn âm nhạc
Không khó để nhận ra rằng khi nhắc đến âm nhạc Việt Nam, họ đặc biệt dành sự ngưỡng mộ đến bộ tứ diva nhạc nhẹ của Việt Nam là NSƯT Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Hà Trần. Các thành viên của cộng đồng nghe nhạc "diva, divo" này còn nghĩ ra các biệt danh vô cùng "hầm hố", hài hước và đậm màu kiếm hiệp để gán cho các nghệ sĩ giọng "khủng" nổi tiếng của Việt Nam, nào là "Kim Mao Sư Vương", "Hồng Hà Tổ Mẫu", "Phù Vân Giáo Chủ", "Tầm Gai Dị Nữ".
4 biệt danh này dần thông dụng đến mức được netizen sử dụng khá rộng rãi khi đề cập đến 4 nữ danh ca hàng đầu nền âm nhạc Việt Nam. Bạn có biết ai là ai không? Và vì sao lại có 4 biệt danh này thì cũng là một câu chuyện dài, sau mỗi biệt danh là một câu chuyện "li kì".
Thanh Lam sinh năm 1969, là con gái của nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ nhạc dân tộc Thanh Hương. Cô bắt đầu hoạt động từ năm 1985, gặt hái vô số giải thưởng trong và ngoài nước và được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 2007 với những cống hiến, đóng góp không ngừng nghỉ cho âm nhạc. Một số ca khúc tiêu biểu của Thanh Lam có thể kể đến:Màu Hoa Đỏ, Chia Tay Hoàng Hôn, Giọt Nắng Bên Thềm, Em Và Tôi, Lối Cũ Ta Về, Không Thể Và Có Thể, Hoa Sữa, Em Tôi, Em Ơi Hà Nội Phố, Cho Em Một Ngày,...
3 vị trí còn lại có thể sẽ có sự sắp xếp khác nhau tùy vào sở thích cá nhân cũng như góc nhìn của từng người, song công chúng đều nhất trí Thanh Lam xứng đáng là "chị cả" trong "tứ đại diva". Ở Thanh Lam, ta thấy hình ảnh một "người đàn bà hát" với tất cả bản năng cuộn trào mỗi khi cô lên sân khấu, tạo nên một nguồn năng lượng "bức người".
Với chất giọng biến hóa điêu luyện, cô có thể xuống được những nốt trầm sâu, dày, có sức nặng và tạo ra được chất cổ quái, huyền bí khi phiêu những ca khúc dân gian đương đại. Quãng trung của Thanh Lam mạnh, rất có lực và vang rền. Hình tượng đầy dữ dội và rực cháy trên sân khấu lẫn ngoài đời của Thanh Lam khiến cho khán giả so sánh cô với hình tượng "Kim Mao Sư Vương" - Tạ Tốn, một trong những "đại cao thủ võ lâm" vĩ đại nhất trong các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung.
Kim Mao Sư Vương ý chỉ "Vua của loài sư tử", một hình tượng rất đỗi oai hùng và cũng khá phù hợp với Thanh Lam mỗi khi cô "xuất chiêu" trên sân khấu, là nỗi "khiếp sợ" với các nghệ sĩ song ca. Năng lượng ngùn ngụt của Thanh Lam đã tạo nên không ít màn trình diễn mà công chúng đánh giá là quá nặng nề, "trưng trổ" nhiều quá mức không cần thiết. Tuy nhiên, đó vẫn là nét đặc trưng của Thanh Lam tạo nên một "Nữ hoàng nhạc nhẹ" của nền âm nhạc Việt Nam suốt ngần ấy thập niên.
Hồng Hà Tổ Mẫu - Hồng Nhung
Hồng Nhung sinh năm 1970, được người hâm mộ gọi thân thương là "Cô Bống". Hồng Nhung là một trong những "nàng thơ" nổi tiếng nhất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được người nhạc sĩ tài hoa sáng tác riêng 3 ca khúc Bống Bồng Ơi - Bống Không Là Bống - Thuở Bống Là Người,cô thành công trong việc đem đến một hơi thở mới mẻ cho nhạc Trịnh. Bên cạnh đó, Hồng Nhung còn được mệnh danh là "nghệ sĩ hát về Hà Nội hay nhất" với loạt tuyệt phẩm: Nhớ Về Hà Nội, Em Ơi Hà Nội Phố, Đoản Khúc Thu Hà Nội, Hướng Về Hà Nội, Hà Nội Đêm Trở Gió, Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa,...
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nhận xét về Hồng Nhung như sau: "Hồng Nhung là một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai. Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích, có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới phù hợp với tiết tấu của thời đại - một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải kẻ nhắc tuồng từ quá khứ".
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung.
Hồi năm 2013, trong chương trình Bài Hát Yêu Thích, Hồng Nhung đã mang đến một sân khấu cực kì ấn tượng với ca khúc Ngẫu Hứng Sông Hồng. Thời điểm đó, "Cô Bống" đã khiến dư luận xôn xao khi mang đến một sân khấu đậm chất chầu văn từ phần dàn dựng đến bản phối. Đích thân Hồng Nhung hóa thân thành một ca nương, trực tiếp gõ mõ, nhịp phách và mang đến một phiên bản Ngẫu Hứng Sông Hồng mang màu sắc World Music vô cùng lạ lẫm.
Trong thời điểm đó, Hồng Nhung đã mang về không ít tranh cãi khi nhiều khán giả cho rằng cô đã phá vỡ một ca khúc được nhiều thế hệ yêu thích. Tuy nhiên, năm tháng dần trôi, khán giả ngày càng nhìn nhận rõ ràng sự sáng tạo nghệ thuật trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam quá ấn tượng mà Hồng Nhung mang đến trong màn trình diễn Ngẫu Hứng Sông Hồng nói trên. Biệt danh "Hồng Hà Tổ Mẫu" lấy ý từ màn trình diễn Ngẫu Hứng Sông Hồng (Hồng Hà = Sông Hồng) cũng để vinh danh "Cô Bống" vì sân khấu kinh điển năm nào.
Phù Vân Giáo Chủ - Mỹ Linh
Mỹ Linh sinh năm 1975, khác với 3 diva còn lại đều sinh trưởng trong gia đình có truyền thống âm nhạc - nghệ thuật, cô lại xuất phát từ một gia đình công nhân. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản cô trở thành một trong "tứ đại diva" được công chúng mến mộ. Trong số 4 diva, cô cũng là cái tên thành công nhất về mặt thương mại khi đã tiêu thụ được hơn 2 triệu đĩa nhạc suốt sự nghiệp âm nhạc của mình. Mỹ Linh được đánh giá rất cao bởi một giọng hát cực kì chuẩn mực và bài bản nhưng không kém phần cảm xúc.
Mỹ Linh hiện tại được rất nhiều khán giả Gen Z yêu mến khi cô thường xuyên chia sẻ về con gái Mỹ Anh, một nghệ sĩ Gen Z đầy tài năng, cũng như "chịu chơi" hết mình để ủng hộ cô con gái út trong gia đình. Bên cạnh đó, lớp học thanh nhạc online chuẩn mực của Mỹ Linh cũng gây chú ý trong thời điểm hiện tại khi công chúng đang ngày càng khắt khe hơn trong việc đánh giá giọng hát các nghệ sĩ thế hệ sau này.
Mỹ Linh thường xuyên đăng tải các khoảnh khắc thân thiết bên con gái Mỹ Linh.
Nói đến biệt danh "Phù Vân Giáo Chủ" thì phải nhắc ngay đến ca khúc Trên Đỉnh Phù Vân.Có thể nói,Trên Đỉnh Phù Vânnhư một "đỉnh núi" sừng sững của làng nhạc Việt bao năm qua với loạt kĩ thuật lắt léo, yêu cầu người trình bày phải thuần thục cả kĩ thuật hát hiện đại lẫn lối hát mang âm hưởng Chầu Văn cổ, phải có đủ cảm xúc cuộn tràn phả vào từng câu hát để tạo nên một bức tranh Yên Tử thâm nghiêm, huyền bí vừa dữ dội "bức người".
Tính đến hiện tại, chỉ có diva Mỹ Linh là người thể hiện ca khúc của nhạc sĩPhó Đức Phươngtrọn vẹn nhất từ cảm xúc cho đến kĩ thuật, và ca khúc cũng góp phần tạo nên tên tuổi vang dội của cô ở độ tuổi còn rất trẻ. Tuy nhiên, bởi độ phức tạp "thượng thừa" của nó, Mỹ Linh cũng không thường xuyên trình diễn bài hát này mà chỉ dùng trong những dịp đặc biệt. Và tất nhiên, người đã "chinh phục" thành công ca khúc trên thì xứng đáng được phong làm "Phù Vân Giáo Chủ"!
Tầm Gai Dị Nữ - Hà Trần
Hà Trần là cái tên cuối cùng gia nhập bộ tứ diva của làng nhạc nhẹ Việt Nam. Cô sinh năm 1977, cha cô là NSND Trần Hiếu, mẹ là Trưởng khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội - NGƯT Vũ Thúy Hiền, chú là NS Trần Tiến, anh là NSX Trần Thanh Phương, một người cháu gái Trần My Anh là một nghệ sĩ có tiếng trong cộng đồng Indie với nghệ danh Marzus. Có thể thấy "gia thế" âm nhạc của Hà Trần là "khủng" nhất trong số 4 diva.
Có tuổi đời lẫn tuổi nghề thấp nhất trong "bộ tứ diva", nhưng có thể nói sức sáng tạo, sự "biến hóa" và độ thể nghiệm trong âm nhạc của Hà Trần là cao nhất so với 3 người còn lại dù cả 3 diva đàn chị vẫn được đánh giá rất cao trong mảng thể nghiệm. Hà Trần thể hiện thành công từ các bản Pop Ballad quen thuộc cho đến Indie, Jazz, Electronic, World Music, Rock, New Age với một sự biến hóa và sáng tạo đáng kinh ngạc.
Biệt danh "Tầm Gai Dị Nữ" đến từ ca khúc Dệt Tầm Gai cực kì nổi tiếng của Hà Trần. Ca khúc Dệt Tầm Gai nằm trong album Nhật Thực, một sản phẩm kết hợp giữa Indie Pop, Electronic, dân gian đương đại và World Music khiến giới chuyên môn tặng "cơn mưa" lời khen khi ra mắt hồi năm 2002. Dệt Tầm Gai cũng được Hà Trần thường xuyên thể hiện trên sân khấu với phong cách có phần "ma quái" nhưng cực kì thu hút.
Giờ thì bạn đã được "thông não" chưa. Sau này lên MXH mà nhìn thấy họ bàn luận về 4 vị nữ giáo chủ này thì không sợ nữa rồi nhé!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không giới hạn: Người phụ nữ khiếm thị chinh phục đường chạy marathon
Lý do khiến sao đóng Hồng Hài Nhi của 'Tây Du Ký' phiên bản 1986 lại đột ngột bỏ nghề diễn?
Từng dùng 1000 cây vàng để đúc tượng mình, Ngọc Sơn bất ngờ than thở 'tôi giờ nghèo nhất showbiz'
NSND Việt Anh từ ‘hết hồn’ chuyển sang ủng hộ khi biết lý do bạn gái 9X muốn nâng ngực
Hoa hậu H’Hen Niê giã bột, làm bánh dày cùng bà con tại Yên Bái
Phượng Chanel hiếm hoi khoe ảnh cùng các con, nhan sắc gây chú ý