Văn hóa

Bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế trở thành di sản tư liệu của UNESCO

Hồ sơ Cửu Đỉnh của Việt Nam đã được thông qua với số phiếu tuyệt đối 23/23 tại Hội nghị của UNESCO.

‘Ngộp thở’ trước thân hình nóng bỏng của siêu mẫu người Mỹ / Danh tính trai đẹp 'gây sốt' cùng Hòa Minzy tại Lễ diễu binh kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 8/5/2024, tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế" (hay còn gọi là Cửu đỉnh) của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Từ ngày 6-10/5/2024, Việt Nam đã tham dự Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) được tổ chức tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ.

Bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế trở thành di sản tư liệu của UNESCO - Ảnh 1.

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tiến hành rà soát công tác và xây dựng kế hoạch của Chương trình MOWCAP trong thời gian tới, đồng thời xét duyệt 20 hồ sơ của 11 quốc gia để công nhận di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO, bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia, Bangladesh, Uzbekistan, Mông Cổ và Việt Nam; Úc và Tuvalu.

Với những giá trị tiêu biểu về nội dung thông tin, độc đáo về hình thức, đặc biệt là ý nghĩa đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hồ sơ Cửu Đỉnh của Việt Nam đã được thông qua với số phiếu tuyệt đối 23/23.

Theo ông Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Hán Nôm, thành viên đoàn Việt Nam, những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế được vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Đây là di sản quý giá và là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý… thể hiện nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật đúc đồng tài hoa của người Việt. Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng còn lưu trữ nhiều giá trị về mối quan hệ giao thoa, tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế trở thành di sản tư liệu của UNESCO - Ảnh 2.

Đoàn Việt Nam tại kỳ họp.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương, Uỷ viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, đã tái cử chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban Ký ức Thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2024-2028.

 

Bà Lê Thị Hồng Vân, Tổng Thư ký Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá việc ghi danh hồ sơ di sản tư liệu mới và việc TS. Vũ Minh Hương tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Ký ức Thế giới UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là tin vui kép. Điều này cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại UNESCO, cũng như ghi nhận đóng góp tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác văn hóa nói chung và di sản tư liệu nói riêng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm