Ca sĩ chuyển giới Cát Tuyền: Ở Mỹ, tôi có hơn chục căn nhà cho thuê, đi hát lương 2.500 đô
Phát động cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền di sản" / Đỗ Thị Hà hài lòng với phần thi phỏng vấn kín, được kỳ vọng lọt top cao tại Miss World
Để kỷ niệm 25 năm đi hát, vừa thực hiện bộ phim ngắn về chính cuộc đời của chị mang tên "Tiếng hát hai cuộc đời". Trong đó gồm 3 bài hát mà chị cực kỳ tâm đắc: Thân chùm gửi, Tự dưng thương người, Phận đời lô tô sẽ kết nối thành câu chuyện đời từ lúc gian truân, cơ cực đến khi thành công của Cát Tuyền.
Dự án này có sự tham gia diễn xuất của nhiều nghệ sĩ: Phi Điểu, NSƯT Thanh Hằng, NSƯT Kim Tiểu Long, ca sĩ Lê Duy, Trúc Chi, Khánh Nguyên, Bích Ngọc, Phương Thanh cùng một số diễn viên khác và chính thức phát hành vào tối ngày 13/3 trên kênh Youtube Sky Bolero.
Ca sĩ chuyển giới Cát Tuyền đã dành cho chúng tôi một cuộc nói chuyện chân tình về dự án này cũng như về cuộc đời hai giới tính của chị.
Ca sĩ Cát Tuyền làm phim ngắn về chính cuộc đời mình.
Lý do gì khiến chị muốn kỷ niệm 25 năm đi hát bằng một bộ phim ngắn về chính chuyện đời thật của mình? Chị đầu tư cho dự án này bao nhiêu?
Tôi từng đi hát lô tô, từng làm trưởng đoàn hội chợ lô tô, nhờ vậy mà quen biết rất nhiều anh em nghệ sĩ. Live show "Tiếng hát hai cuộc đời" đánh dấu sự thành công cho tên tuổi Cát Tuyền năm 2008 cũng được nhiều anh em hỗ trợ. Sau đó, tôi sang Mỹ và làm kinh doanh.Giờ tôi muốn kể lại những câu chuyện mình đã trải qua.
Tôi đầu tư mấy trăm triệu. Mình làm bèo quá thì không ai coi mà làm nhiều quá thì không thu lại được gì. Đa số mọi người ra sản phẩm trên Youtube đều chạy quảng cáo, mua view nhưng tôi để lượt xem tự nhiên, khán giả coi thực tế.
Tôi đã bỏ hết công việc của mình để dành thời gian làm sản phẩm lần này. Sản phẩm này vừa để đánh dấu 25 năm đi hát, vừa là cách mình ôn lại kỷ niệm cuộc đời, cũng vừa truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT, để họ mạnh dạn sống thật với bản thân.
Sau những khó khăn, vấp ngã, tôi thành công về mọi mặt. Làm nghệ thuật thành công. Kinh doanh bất động sản, thẩm mỹ viện thành công. Tình cảm cũng đã có bến đỗ bình yên. Tôi may mắn sau rất nhiều cố gắng nên muốn lan tỏa năng lượng tích cực này tới các bạn trong cộng đồng LGBT.
Chị biết đầu tư làm sản phẩm phát hành Youtube khó thu hồi vốn nhưng vẫn sẵn sàng móc hầu bao mấy trăm triệu?
Nếu hồi còn ở Việt Nam mà tôi thành công giống như bây giờ thì tôi sẽ làm phim chiếu rạp nhưng bây giờ, ca hát chỉ là nghề phụ, không phải nghề chính nữa.
Hồi 2006, tôi kiếm tiền rất nhiều. Lúc đó khán giả còn khao khát gặp ca sĩ, băng đĩa còn bán được, lương ca sĩ còn cao. Nhưng bây giờ, hát chỉ là thỏa đam mê. Muốn kiếm tiền thì phải kinh doanh. Tôi dùng tiền lời từ kinh doanh thẩm mỹ viện và bất động sản để nuôi nghề hát của mình, làm các sản phẩm âm nhạc.
Một số hình ảnh trong phim ngắn của Cát Tuyền...
Thời gian gần đây, chị tích cực hoạt động ở Việt Nam, ra sản phẩm. Hẳn là tương lai chị sẽ ở Việt Nam nhiều?
Tôi vẫn sống 6 tháng ở Việt Nam, 6 tháng ở Mỹ. Bởi vì ở Mỹ tôi có hơn chục căn nhà cho thuê. Mình phải về coi sóc. Chưa kể, cuối tuần nào tôi cũng đi show. Tôi đi show liên tục, mỗi show 2.500 đô la. Tiền cho thuê nhà, tôi đem về Việt Nam kinh doanh bất động sản và mở thẩm mỹ viện, làm nghệ thuật. Về Việt Nam cũng vậy, đêm nào tôi cũng đi hát tỉnh.
Trong khi rất nhiều ca sĩ than ế show nhưng chị tối nào cũng đi show. Điều gì khiến chị có may mắn đó?
Ở Mỹ, bầu show trả tiền trước. Còn ở Việt Nam, sau 14 năm tôi đi Mỹ, nhiều người đồn tôi chết. Qua Mỹ, tôi cũng không đầu quân hát độc quyền cho trung tâm nào. Sản phẩm âm nhạc của mình, khán giả không coi, mình cũng không ra sản phẩm mới.
Cho nên khi về Việt Nam, tôi đi hát cho những bầu show hội chợ thương mại, lô tô. Tôi rất dễ chịu. Ví dụ, show báo giá 10 triệu mà khi đến thấy vắng khách là tự động cho lại 5 triệu, thậm chí không lấy cát-xê. Gặp những đoàn nghèo quá, tôi còn móc tiền túi ra cho thêm.
Chính vì vậy, khi người ta kêu show Cát Tuyền, họ thấy an toàn, không phải lo đêm nay gom thật nhiều tiền để trả cho Cát Tuyền. Họ thanh thản làm. 5 khách, 10 khách cũng không lo lỗ. Mình xuất thân từ bầu show thì phải biết yêu thương bầu show. Tôi không "canh" lương nên người ta yên tâm lắm.
Điều đó phần nào cũng xuất phát từ việc chị có điều kiện kinh tế. Chị đi hát vì đam mê chứ không vì tiền lương nên mới làm được như vậy?
Đúng. Khi đi hát đoàn lô tô, tôi nhớ lại mình ngày xưa. Có nhiều đoàn, tôi còn cho tiền sửa sân khấu, cho mấy bà bóng trong đoàn vì thấy khổ quá. Mình nhìn mà nát ruột. Giúp được gì thì giúp, nhất là lúc người ta khó khăn. Tôi giúp nhiều đoàn lắm. Không có vốn cũng cho mượn vốn, có thì trả, không có thì thôi.
Nhiều người bảo, ở Mỹ hát 2.500 đô mà về Việt Nam, 5 triệu 10 triệu cũng đi hát. Tôi đi hát không phải vì giá cả cao, thấp mà vì tình yêu sân khấu, nghệ thuật.
Lô tô giờ được khán giả thương lắm. Thấy ai yêu nghề lô tô là tôi mừng. Làm lô tô rất cực. Chỉ người mắc nghiệp mới làm lô tô. Hát xong, người như trái cam bị vắt hết nước, mệt không ăn nổi. 8 giờ lên sân khấu, 1 giờ sáng mới nghỉ mà làm đủ thứ việc.
Sau nhiều gian nan vất vả, Cát Tuyền đã có cuộc sống đủ đầy. Thành công cả trong nghệ thuật lẫn kinh doanh.
Chính người trong nghề cũng phân biệt nghệ sĩ lớn và nghệ sĩ hát lô tô. Chị nghĩ gì về điều này?
Đã gọi là nghệ sĩ thì phải yêu nghề mới làm được, dù là nghệ sĩ hát lô tô hay nghệ sĩ đứng sân khấu lớn, được đào tạo bài bản. Nghề hát lô tô không theo trường lớp nào hết, họ làm từ cái duyên và tài năng của họ nên phải trân trọng chứ.
Nghe nói chị và ca sĩ Lê Duy đang kết hợp làm nhiều dự án thiện nguyện cho cộng đồng LGBT trong năm nay?
Ở Việt Nam, người chuyển giới mà thành công trong showbiz không nhiều, trong đó có thể kể tới Lâm Khánh Chi, Cát Tuyền, Lê Duy, Cindy Thái Tài… chừng 5, 6 người đi trước mở đường nên chúng tôi như tấm gương vậy, lúc nào cũng phải sáng chói, không được mờ.
Tôi, Lê Duy cùng hai bạn chuyển giới nữa, là doanh nhân thành đạt kết hợp làm nhóm Tứ đại mỹ nhân để đi diễn khắp nơi, dùng tiền đó giúp cho những người trong cộng đồng LGBT già yếu, không nơi nương tựa, tạo công ăn việc làm cho họ. Dù họ không có việc thì cũng có nơi ăn chốn ở, không lang thang.
Chỗ đó giống như viện dưỡng lão cho cộng đồng LGBT. Chúng tôi đã có đất rồi, đợi dịch ổn định sẽ xây dựng. Người trong cộng đồng LGBT về già khổ lắm. Không chồng không vợ, gia đình không chấp nhận, đi lang thang.
Còn trẻ đẹp còn được lên sân khấu kêu lô tô, khi già phải xuống ngồi bán vé, 1 đêm được hơn 100 ngàn đồng. Thấy mà đứt ruột. Bệnh cũng không có tiền chữa. Cộng đồng LGBT mà không giúp thì không có ai lo. Rất tội.
Cát Tuyền dự định cùng vài người bạn xây viện dưỡng lão cho cộng đồng LGBT trong năm nay.
Nữ ca sĩ hiện tại thành công trên mọi mặt: sự nghiệp cũng như tình duyên viên mãn.
Hạnh phúc phải đi kèm với thành công. Phụ nữ bình thường còn khổ, nói chi tới người chuyển giới. Mình không có con để lo cho lúc già yếu thì phải bù đắp bằng những thứ khác như thành công, kinh tế vững vàng thì hạnh phúc mới trọn vẹn. Và đó cũng là cách mình bù đắp cho người đàn ông bên cạnh mình.
Già mà không có tiền thì đàn ông bỏ thôi. Đó là thực tế. Không có tiền, cuộc sống không vui vẻ, trước sau gì cũng chia tay. Không phải người ta vì tiền mà ở với mình nhưng cuộc sống muốn tươi đẹp thì phải đầy đủ cơm áo gạo tiền thì hạnh phúc mới được vun đắp vững chắc.
Tôi muốn mở viện dưỡng lão cho cộng đồng LGBT cũng là vì vậy. Bản thân tôi không xin con nuôi vì tôi có tới 11 đứa cháu, thương tôi và gọi tôi bằng mẹ rồi.
Cảm ơn chị đã chia sẻ!
End of content
Không có tin nào tiếp theo