Văn hóa

Chân dung người phụ nữ khiến Chân Tử Đan trở thành ngôi sao võ thuật lẫy lừng

Nhờ quá trình khổ luyện và sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ, Chân Tử Đan đã trở thành ngôi sao võ thuật hàng đầu châu Á.

Hương Tràm ra MV dù đang ở Mỹ, điều gây sốc là nhắc lý do Thái Trinh - Quang Đăng chia tay vì người thứ 3? / Loá mắt với "siêu biệt thự" của Bảo Thy, đi vào bên trong mới thấy điều bất ngờ

Chân Tử Đan sinh năm 1963, là một trong ba ngôi sao võ thuật nổi danh nhất của Trung Quốc hiện nay, bên cạnh Lý Liên Kiệt và Thành Long. Từ năm 2008, anh gây tiếng vang lớn khi đóng Diệp Vấn (cao thủ môn Vịnh Xuân, sư phụ Lý Tiểu Long) trong phim cùng tên. Tài tử tiếp tục thể hiện vai này trong ba phần tiếp theo. Ngoài ra, Chân Tử Đan có một số vai diễn trong các bom tấn Hollywood như Rogue One: A Star Wars StoryxXx: Return of Xander Cage.

Chân Tử Đan là một trong những ngôi sao võ thuật hàng đầu châu Á.

Chân Tử Đan là một trong những ngôi sao võ thuật hàng đầu châu Á.

Trong giới diễn viên võ thuật của màn ảnh Hoa ngữ, Chân Tử Đan được xem là một tài năng thực thụ với khả năng thực chiến tốt, không chỉ diễn xuất với các ngón đòn võ thuật, Chân Tử Đan còn am hiểu về võ thuật, không ngại tỷ thí với các bậc đàn anh và cũng thường đưa ra những phát ngôn táo bạo về năng lực võ thuật của bản thân.

Năng lực của Chân Tử Đan là điều đã được khẳng định qua nhiều năm diễn xuất. Dù vậy, có một người phụ nữ đứng sau thành công sự nghiệp của anh, một người mà Chân Tử Đan chắc chắn phải cảm ơn vì đã giúp anh phát triển năng khiếu và có được một sự nghiệp thành công như ngày hôm nay. Đó chính là mẹ của anh – nữ võ sư Thái Cực Quyền – bà Mạch Bảo Thiền.

Ngôi sao - Chân dung người phụ nữ khiến Chân Tử Đan trở thành ngôi sao võ thuật lẫy lừng (Hình 2).

Vợ chồng bà Mạch Bảo Thiền bên hai con nhỏ.

Nổi tiếng trong giới võ thuật Trung Quốc

Dù trên truyền thông, bà Mạch không được nhắc tới nhiều, nhưng trong giới võ thuật Trung Quốc, bà là một phụ nữ nổi tiếng với rất nhiều giải thưởng và thành tích đáng ngưỡng mộ từng đạt được.

Sinh ra ở Quảng Châu, bà Mạch bắt đầu luyện tập võ thuật thực thụ trong những năm tháng trung học, bà theo đuổi Thái Cực Quyền và môn phái Nam Thiếu Lâm. Ở thời của bà Mạch, việc một cô gái theo học võ thuật là điều hiếm thấy. Dù vậy, tài năng của bà đã ngay lập tức thu hút sự chú ý.

 

Năm 1984, bà Mạch giành huy chương vàng tại giải đấu Thái Cực Quyền cấp quốc tế đầu tiên được tổ chức ở thành phố Vũ Hán. Năm 1995, bà trở thành võ sư của năm do tạp chí võ thuật Black Belt (Mỹ) bình chọn.

Trong một lần trao đổi với báo chí, bà Mạch nhớ lại thời kỳ hoàng kim trong sự nghiệp, bà chia sẻ: “Mọi thứ đều khó khăn hơn đối với phụ nữ. Nếu một người đàn ông phải nỗ lực 100% để có thể trở nên nổi bật, thì người phụ nữ thậm chí phải cố gắng tới 150%. Không chỉ trong lĩnh vực võ thuật mà còn trong bất cứ lĩnh vực nào khác”.

Ngôi sao - Chân dung người phụ nữ khiến Chân Tử Đan trở thành ngôi sao võ thuật lẫy lừng (Hình 3).

Bà Mạch đã xuất hiện trên nhiều tạp chí võ thuật.

Một trong những người đầu tiên giới thiệu võ thuật phương Đông trên đất Mỹ

Sau khi đã có nhiều năm dạy võ thuật ở Trung Quốc, bà Mạch chuyển tới sống ở Boston, bang Massachusetts, Mỹ hồi năm 1975. Tại đây, bà trở thành một trong những người đầu tiên giới thiệu võ thuật phương Đông.

“Khi đó mới chỉ có một số trường dạy võ tại đây nhưng không dạy võ thuật chính thống. Mọi người ở đây thấy tôi xuất hiện thì nghĩ tôi bé nhỏ quá, chỉ cao mét rưỡi thì đánh võ sao nổi. Ngày đó, để chứng tỏ năng lực của mình, tôi thường đứng trong vòng tròn âm dương vẽ trên sàn tập và thách thức các võ sinh tìm tới, nhưng còn nghi ngờ năng lực của tôi, hãy lại đây tỷ thí. Tất cả đều bị đánh bạt ra ngoài vòng tròn đó”, bà Mạch nhớ lại.

 

Mối quan hệ giữa bà Mạch và các con diễn ra theo hướng giữa sư phụ và đồ đệ hơn là giữa mẹ và con: “Các con tôi được dạy bảo theo cách mà tôi dạy các học trò của mình, có phần còn nghiêm khắc hơn. Không có gì đến dễ dàng cả. Phải luyện tập vất vả mới có thể thành tài. Tôi không giỏi trong việc làm mẹ. Nhưng Tử Đan và Tử Tinh đã được dạy bảo để trở thành con người mạnh mẽ và có trái tim nhân hậu. Tôi luôn biết rằng các con tôi rồi sẽ ổn cả”.

Ngôi sao - Chân dung người phụ nữ khiến Chân Tử Đan trở thành ngôi sao võ thuật lẫy lừng (Hình 4).

Bà Mạch khi còn trẻ.

Mặc dù trong phim võ thuật, người xem có thể thấy rất nhiều cảnh chiến đấu để chứng tỏ bản thân, nhưng ngoài đời thực, với bà Mạch, mục tiêu hàng đầu của bà là truyền bá võ thuật, bà không hề muốn cạnh tranh, chứng tỏ hơn thua: “Tôi không cạnh tranh với các trường dạy võ khác. Tôi chỉ muốn nhiều người biết tới vẻ đẹp và lợi ích sức khỏe của võ thuật. Tôi luôn chú trọng khía cạnh này và không nhấn mạnh luyện tập thực chiến. Luyện võ ở trình độ cao không chỉ là xây dựng kỹ thuật đánh võ mà còn tạo nên những nhận thức lớn hơn trong tinh thần”.

Các học trò của bà Mạch nhiều người sau này cũng trở thành võ sư và mở trường dạy võ của riêng mình. Ở tuổi thất tuần, bà Mạch không còn thường xuyên tới trường như trước nữa, ngôi trường giờ chủ yếu được con gái bà phụ trách. Về phần mình, mỗi ngày bà Mạch vẫn dành thời gian luyện tập phù hợp với sức khỏe và độ tuổi hiện tại.

Chân Tử Đan từng 'no đòn' từ mẹ

Chân Tử Đan bắt đầu học võ từ mẹ khi còn nhỏ tuổi. Do kỳ vọng quá nhiều vào cậu con trai nên bà thường đánh, quật Chân Tử Đan mỗi khi anh mắc lỗi.

 

Ngôi sao - Chân dung người phụ nữ khiến Chân Tử Đan trở thành ngôi sao võ thuật lẫy lừng (Hình 5).

Chân Tử Đan lúc nhỏ.

Hôm nào cũng vậy, Chân Tử Đan phải dậy từ 5h sáng tập võ trước khi tới trường. Trong cuốn tự truyện Vấn đan tâm (All About Donnie), Chân Tử Đan kể: “Dù chỉ mắc lỗi nhỏ mẹ sẽ lấy kiếm gỗ và đánh tôi”.

Không thể quên những trận đòn roi của mẹ, thậm chí đến giờ Chân Tử Đan vẫn đùa: “Mẹ tôi là một chiến binh cừ hơn tôi”.

Chân Tử Đan vẫn biết mẹ rèn giũa anh nghiêm khắc đến vậy chẳng qua là muốn anh thể hiện được hết tiềm năng của mình. Những động tác võ thuật mà Chân Tử Đan thể hiện trong phim Hero (Anh hùng - 2002) đã được nam tài tử tiếp thu từ mẹ.

Khi Chân Tử Đan 11 tuổi, gia đình anh chuyển tới Boston. Chân Tử Đan học võ tại trường luyện võ của mẹ cùng các học trò khác. Tuy nhiên, do mẹ anh là một võ sư đứng đầu một trường dạy võ không phải một việc dễ dàng. Lịch trình bận rộn của bà không cho bà có nhiều thời gian để dành riêng cho hai con.

Chân Tử Đan trở thành ngôi sao võ thuật hàng đầu châu Á nhờ sự dạy dỗ của mẹ

 

Ngưỡng mộ huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, Chân Tử Đan đã trở thành một võ sĩ điêu luyện khi 15 tuổi.

Song ở tuổi vị thành niên, Chân Tử Đan bắt đầu “nổi loạn”. Anh trốn học và bỏ nhà. Thậm chí Chân Tử Đan còn làm nhân viên bảo vệ tại hộp đêm ở một quận “đèn đỏ”.

Khi thấy nhiều người xấu tới đây và chứng kiến một số bạn bè của mình đi lầm đường, Chân Tử Đan ngày càng lo lắng về tương lai của mình.

Năm 16 tuổi, mẹ Chân Tử Đan gửi anh tới luyện võ tại một trường ở Bắc Kinh, anh đã chớp ngay cơ hội đó để thay đổi.

Ngôi sao - Chân dung người phụ nữ khiến Chân Tử Đan trở thành ngôi sao võ thuật lẫy lừng (Hình 6).

Chân Tử Đan hiện là ngôi sao võ thuật được trả cát-xê cao bậc nhất trong làng giải trí Hoa ngữ.

Sau khi tạo dựng được nền tảng võ thuật vững chắc, Chân Tử Đan vẫn tiếp tục luyện tập hà khắc và thấy mình có thể đạt được những kỹ năng của “siêu nhân” bằng cách làm cho sức mạnh cốt lõi của mình mạnh hơn.

 

Nhờ trải nghiệm ở Bắc Kinh, khả năng võ thuật của Chân Tử Đan đã đạt được tầm cao hơn. Và nhờ sự nuôi dạy khắt khe của mẹ, Chân Tử Đan còn áp dụng cả những luân thường đạo lý trong sự nghiệp điện ảnh của mình.

“Các học trò của mẹ tôi ở khắp nơi trên thế giới. Tôi coi mẹ tôi là thần tượng và cũng là niềm tự hào của tôi”, Chân Tử Đan từng chia sẻ như vậy trong một cuộc phỏng vấn.

Theo Quốc Tiệp/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm