Văn hóa

Chỉ bằng các thủ thuật đơn giản sau, các nhà làm phim kinh dị đã có thể khiến khán giả “trụy tim” trong tích tắc

Chuyên gia truyền thông Tiến sĩ Michael Grabowski và nhà xã hội học Margee Kerr tiết lộ một số thủ thuật mà ngành công nghiệp điện ảnh sử dụng để hù dọa chúng ta với những bộ phim kinh dị.

Kim Soo Hyun từ chối vai diễn kẻ sát nhân xã hội đen trong phim kinh dị / Đạo diễn “Hai Phượng” tái xuất màn ảnh rộng với phim kinh dị “Bóng Đè”

Bóng tối

Như bạn cũng đã biết, thì phim kinh dị thường có ánh sáng mờ hoặc rất kém. Đây chính là một kỹ thuật nhằm gây cảm giác sợ hãi. Tiến sĩ Grabowski, phó giáo sư truyền thông tại trường Manhattan College và tác giả của cuốn sách giáo khoa Neuroscience and Media: New Understandings cho biết: “Khi một cảnh thiếu ánh sáng, người xem sẽ bị thiếu thông tin và luôn trong cảm giác hoang man tột độ, luôn tự hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra?”.Một thủ thuật bật bóng tối chính là thông qua các nguồn sáng nhỏ như ánh nến, đèn pin trong đêm. Margee Kerr, một nhà xã hội học tại Đại học Pittsburgh, chuyên nghiên cứu về sợ hãi, nói: “Những nguồn ánh sáng nhỏ và chập chờn như đèn pin, ánh nến và ánh lửa chỉ càng làm chúng ta tập trung hơn và bóng tối”.

“Những nguồn ánh sáng nhỏ và chập chờn như đèn pin, ánh nến và ánh lửa chỉ càng làm chúng ta tập trung hơn và bóng tối”.

“Những nguồn ánh sáng nhỏ và chập chờn như đèn pin, ánh nến và ánh lửa chỉ càng làm chúng ta tập trung hơn và bóng tối”.

Góc quay

Các nhà quay phim cũng có thể sử dụng các góc quay của camera để khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhằm tăng sự đáng sợ của bộ phim. Khi góc máy nghiêng hoặc run rẩy cũng có thể khiến khả giả cảm thất mấy cân bằng và chơi vơi theo.

Có lẽ một trong những ví dụ điển hình nhất là bộ phim The Blair Witch Project năm 1999. Bộ phim nói về ba nhà làm phim sinh viên biến mất sau khi tới Maryland để quay một bộ phim tài liệu về một huyền thoại địa phương được gọi là Phù thủy Blair. Đoạn phim được tìm thấy của họ là bộ phim mà người xem xem. Bằng các máy run rẩy từ cái nhìn của diễn viên, người xem có cảm giác như thể mình chính là nạn nhân bị truy đuổi bởi một thế lực siêu nhiên. Nhà nghiên cứu về nỗi sợ, Kerr phân tích: “Các góc máy khiến cho người xem có cảm giác là mình là người đang trải nghiệm, cộng với cự ly gần là cách để các đạo diễn khiến cho khán giải của mình có cảm giác chân thật nhất”.

Bên cạnh đó cũng còn một góc máy mà các nhà làm phim kinh dị hay tận dụng. Đó chính là quay cảnh với góc quay rộng. Trong bộ phim 1981's Halloween II, có một cảnh trong đó nhân vật đang đứng ở đầu cầu thang, nhưng máy ảnh lại ở một góc rộng. Chuyên gia Kerr giải thích rằng, bạn sẽ tin rằng một cái gì đó sẽ bất thình lình xuất hiện trong khung hình, nhưng không biết vào lúc nào hoặc như thế nào, khiến bạn luôn thấp thỏm lo lắng. Một ví dụ kinh điển của góc máy rộng trong phim kinh dị nữa chính là lia máy theo vòng tròn xung quanh nhân vật chính, đây chũng chính là những màn dễ khiến khán giả “trụy tim” nhất khi bất thình lình sẽ có một nhân vật “không mời mà đến” bất ngờ xuất hiện trong khung hình

 

Âm thanh

Và đương nhiên rồi, nói về phim kinh dị mà không nói về âm thanh thì quả thật là một sai sót không thể chấp nhận. Âm thanh trong phim kinh dị chính là yếu tô then chốt, mang tính quyêt định chất lượng của cả bộ phim. Phim kinh dị thường xây dựng âm thanh động trên nền không gian cực kỳ tĩnh. Suốt các bộ phim, bạn có thể liên tục nghe thấy những âm thanh nhưng tiếng bước chân, tiếng thở dồn dập, tiếng thều thào yếu ớt trong một không gian ban đêm yên tĩnh. Kèm theo đó, trước bất kỳ một cảnh hồi hộp nào, các nhà làm âm thanh cũng lồng vào những giai điệu với tiết tấu nhanh dần, cho đến khi có cảnh quay hù dọa, thì một loạt các âm thanh kinh hãi như tiếng thét, tiếng kinh dị bùng nỗ khiến người xem không khỏi” rúm ró”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm