Văn hóa

Con gái Hương Giang xin mẹ 'cho con giống những đứa trẻ khác' khiến ai cũng thương

Sau khi đọc đoạn hội thoại giữa hai mẹ con Hương Giang, cư dân mạng đồng loạt khuyên bà mẹ hãy đáp ứng yêu cầu của con.

Hậu ly hôn, Lưu Hương Giang hạnh phúc bên Hồ Hoài Anh / Hồ Hoài Anh tặng Lưu Hương Giang nhẫn kim cương sau ồn ào ly hôn

Lưu Hương Giang - Hồ Hoài Anh là một trong số ít gia đình nghệ sĩ Việt sau hơn 1 thập kỷ chung sống cùng nhau đến giờ vẫn giữ vẹn tròn hạnh phúc hôn nhân. Có được sự lâu bền đó cũng là nhờ vào sự xuất hiện của 2 công chúa nhỏ Mina và Misu đã luôn bên cạnh bố mẹ.

Mina là con gái đầu lòng của cặp đôi. Cô bé năm nay 9 tuổi nhưng dáng vẻ lớn phổng phao hơn bạn bè đồng lứa. Đặc biệt, với sự đầu tư giáo dục chỉn chu từ Hương Giang, Mina càng lớn càng thể hiện sự chững chạc, trưởng thành sớm của mình.

Mới đây, bà xã Hồ Hoài Anh chia sẻ một mẩu trò chuyện nhỏ giữa cô và bé Mina đã tiết lộ chiêu dạy con không tiếp xúc sớm với tiềncủa Hương Giang gần chục năm qua để có mộtcô bé hiện giờ rất ngoan.

Trên trang cá nhân, Lưu Hương Giang kể:

"Hôm qua thỏ thẻ:

Mẹ ơi, mẹ có thể cho con giống những đứa trẻ khác được không?

Mẹ: Là sao con?

Con gái: Mẹ cho con tiền tiêu vặt giống các bạn đi, từ bé đến giờ con chưa bao giờ được cầm tiền.

Nghe thương thế con ơi!!!".

Chuyện bé Mina từ nhỏ đã không được cầm tiền mà Lưu Hương Giang vừa tiết lộ khiến không ít người bất ngờ, vừa thương, vừa xót xa thật sự.

Bên cạnh đó cũng là một số quan điểm đến từ các bậc phụ huynh, họ cho rằng Hương Giang cũng nên cho con gái tiền tiêu vặt để bé có thể học cách chi tiêu tiền.

- Cũng nên cho con tiền tiêu vặt chị ạ. Vì đứa trẻ ngoan biết hỏi mẹ như vậy cũng khôngđáng ngại đâu ạ.

- Cho tiền tiêu vặt là chính xácGiang ạ. Giờ các con lớn rồinên con sẽ học được cách chi tiêu đó!

Vấn đề có nên cho con cầm tiền, tiêu tiền và bao giờ là độ tuổi thích hợp cũng là điều được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Theo chia sẻ từ một số chuyên gia tâm lý trẻ nhỏ, việc cho bé sở hữu tiền là điều nên làm bởi chỉ khi được biết đến đồng tiền, trẻ mới thực sự biết được giá trị thực sự của đồng tiền và tu dưỡng bản thân.

Tuy nhiên không phải cho trẻ tiền là ném cho bé 1 xấp tiền và bỏ mặc trẻ "ngụp lặn" trong đó mà phải dạy con về cách tiêu tiền. Theo đó, khi nhắc đến tiền, trước khi trẻ bước lên 5 tuổi cha mẹ nên giúp con hiểu 4 điều liên quan đến tiền:

- Tiền đến từ việc làm việc, lao động.

- Khi chi tiêu, ưu tiên cho thứ mình cần rồi mới đến thứ mình muốn.

- Tiền cần phải để dành cho những mục tiêu dài hạn.

- Tiền không phải là vô hạn và sẽ chỉ có số lượng nhất đinh tiền trong gia đình và vì thế cần tiết kiệm nó.

Dưới đây là cách dạy con hiểu và biết về đồng tiền do chị Phan Hồ Điệp - Giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm Hà Nội từng chia sẻ:

1. Cách thường làm nhất là bố mẹ hãy làm cho con ba lọ, bên ngoài đề là: Tiền tiết kiệm/ Tiền chi tiêu/ Tiền cho đi.

Để có được nguồn tiền, con cần lao động và bố mẹ sẽ trả công.

Có thể lên danh sách những việc con sẽ được trả công, ví dụ cho chó mèo ăn, tưới cây, lau xe, đóng hộp đựng đồ chơi… Ý kiến cá nhân mình là không nên trả tiền cho những việc liên quan đến học và đọc. Chỉ nên trả tiền cho những gì liên quan đến lao động của trẻ.

Nguồn tiền cũng có thể đến từ việc “trợ cấp” của bố mẹ hàng tuần hoặc hàng tháng.

Sau khi có được nguồn tiền, hãy hướng dẫn con chia ra các lọ, theo cách: 20% lọ “tiền tiết kiệm”; 20% lọ “tiền cho đi” và 60% còn lại là ở lọ” tiền chi tiêu”.

Thảo luận để xem tiền trong các lọ sẽ dùng vào mục đích gì, ví dụ tiền chi tiêu sẽ dùng để mua ăn sáng, mua quà sinh nhật, mua đồ chơi, mua sách…

“Tiền cho đi” sẽ dùng cho các hoạt động như: ủng hộ quỹ bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang, mua tặng suất ăn cho các bạn mồ côi…

Hãy khuyến khích để con tăng nguồn tiền trong khả năng và được sự cho phép như vẽ tranh, làm đồ chơi để bán, cho thuê sách, cho thuê xe đạp trong khu dân cư…

(Ảnh minh họa)

2. Rủ con tham gia những hoạt động có thể giúp cắt giảm chi tiêu, ví dụ:

Nhờ con tìm các phiếu mua hàng giảm giá.

So sánh xem nên mua loại thực phẩm nào để tiết kiệm mà vần phù hợp. So sánh chi phí giữa một bữa ăn ở ngoài hàng và mua về nhà ăn.

Nhờ con giữ hộ các hóa đơn như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước… và bàn với cả nhà xem nên làm những gì để giảm số tiền phải trả ở tháng sau.

Khuyến khích con tận dụng những cuốn vở cũ làm giấy nháp, tận dụng áo của bố làm áo choàng khi học vẽ, tận dụng các hộp bìa làm thùng để đồ chơi… và tính xem mình đã tiết kiệm được bao nhiêu.

3. Khi cùng con đi siêu thị, có thể lên danh sách những thứ cần và những thứ muốn

Và tất nhiên, hãy chọn những thứ cần trước đã, số tiền còn lại sẽ cân nhắc để mua hoặc không mua những thứ muốn (ví dụ một món đồ chơi của con).

Sẽ có nhiều cách khác mà các bạn sẽ nghĩ ra. Tuy nhiên phải nói thực, đây là việc rất khó.

Vì trẻ con hiện nay bị tác động bởi nhiều thứ liên quan đến vật chất. Chúng sẽ mong muốn có nhiều đồ chơi khi còn nhỏ và khi lớn lên là quần áo, phụ kiện, điện thoại, xe… Và “thế hệ thú cưng” ra đời với việc chi tiêu không cần phải nghĩ.

Hôm trước đọc lời khuyên này khiến mình ngạc nhiên, đó là: Khi con đòi mua gì đó, bạn đừng nên nói với con là bạn nghèo (kể cả bạn có nghèo thật) mà hãy nói với con là điều đó chưa có trong danh sách chi tiêu. Muốn có chúng ta cần phải tiết kiệm và thực hiện những công việc gì.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm