Cuộc chiến không cân sức giữa hàng loạt bom tấn cổ trang Hàn - Trung
Tình trong mộng của đàn ông Hồng Kông trẻ khó tin ở tuổi 52 vì không sinh con / Xứng danh tuyệt đỉnh nhan sắc, đây là 5 lần Lily James hóa thân thành mỹ nhân "hớp hồn" cánh mày râu trên màn ảnh
Đều làm phim cổ trang nhưng Trung Quốc và Hàn Quốc luôn có những phương thức rất khác nhau để tiếp cận với sở thích của mỗi khán giả. Đó có thể là sức hút đến từ dàn diễn viên xinh đẹp, kịch bản lạ, đồ họa hấp dẫn và nhạc phim hay… Nếu để lên bàn cân thì đây quả là một cuộc chiến khó phân thắng bại khi “kẻ tám lạng người nửa cân”.
Sự hòa hợp khéo léo giữa lịch sử và hiện đại
Khi nhắc đến phim cổ trang, người xem thường liên tưởng đến các thể loại cung đấu chốn cung đình đầy rẫy những mưu sâu kế hiểm. Đây cũng chính là thế mạnh khiến phim cổ trang Trung Quốc luôn giữ được vị trí thượng phong trong hàng thập kỷ. Thế nhưng, đó là chuyện khi đại gia truyền hình xứ củ sâm chưa xuất hiện.
Không chỉ sở hữu những chuyện tình “sến súa” thời hiện đại đã trở thành thương hiệu, truyền hình Hàn Quốc cũng rất nổi tiếng khi mạnh tay đầu tư cho thể loại cổ trang với bối cảnh lịch sử rõ nét như: “Mặt nạ quân chủ”, “Hoàng hậu Ki”, “Nữ Hoàng Seon Deok” …. Đặc biệt, một số tác phẩm còn được sử dụng thể loại xuyên không khiến các đối thủ Hoa Ngữ cũng phải “dè chừng” như: “Lang Y lừng danh”, “Người tình ánh trăng”, “Danh y vượt thời gian”…
Những năm gần đây, bên cạnh các dòng phim cung đấu, sử thi về các nhân vật có thật, điện ảnh Trung Quốc đặc biệt thịnh hành trào lưu chuyển thể tiểu thuyết thành phim với cách xây dựng kịch bản mới mẻ, sáng tạo, không còn bị gò bó, tẻ nhạt như: “Tam sinh tam thế thập lý đào hoa”, “Hương mật tựa khói sương”, “Đông Cung”, “Hoa Thiên cốt” và gần nhất là “Như Ý truyện” đã tạo nên cơn sốt suốt thời gian dài.
“Tam sinh tam thế thập lý đào hoa”- tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết đến từ màn ảnh xứ Trung
Thời lượng phim đáp ứng mọi thị hiếu khán giả
Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định của phim và dễ thấy sự khác biết rõ ràng ở hai nền điện ảnh Trung - Hàn. Với những khán giả yêu thích những bộ phim có nội dung được diễn tả chi tiết, tình tiết phim được đẩy mạnh một cách đặc biệt thì cổ trang Trung Quốc luôn là lựa chọn hàng đầu. Với số tập trung bình thường rơi vào con số 40-70 tập, thậm chí nhiều phân cảnh trong phim còn được “mọt phim” lưu lại chỉ vì cứ động lại trong tâm trí không thể nào quên được.
“Hương mật tựa khói sương” với độ dài 63 tập |
Trái lại hoàn toàn với Trung Quốc, dù câu chuyện có diễn ra phức tạp thế nào thì đại đa số phim cổ trang Hàn Quốc cũng chỉ gói gọn trong con số 16 đến 20 tập quen thuộc, chỉ có một số phim buộc thể hiện song song giữa bối cảnh lịch sử và chi tiết cuộc sống của từng nhân vật thì độ dài phim có thể kéo dài từ 30-60 tập như: “Mặt nạ quân chủ” (40 tập); “Nữ Hoàng Seon Deok” (60 tập); “Hoàng hậu Ki” (51 tập)… Thế nhưng, nhìn chung, những bộ phim có thời lượng ngắn lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn đối với đối tượng khán giả trẻ vì diễn biến phim được đẩy nhanh, đỡ rề rà và kịch tính hơn hẳn.
Các bộ phim cổ trang Hàn Quốc đánh mạnh vào đối tượng khán giả trẻ chủ yếu có độ dài từ 16 đến 20 tập |
Tương đồng trong tiêu chí lựa chọn diễn viên
Dàn hoa đán nổi tiếng xứ Trung sẽ được ưu ái giao cho những vai diễn nặng ký |
Đây có thể coi là điểm chung của hai ngành điện ảnh xứ Trung- Hàn, không chỉ đổi mới và phá cách về việc khai thác và lựa chọn kịch bản, tiêu chí lựa chọn diễn viên cũng được các nhà làm phim đặc biệt lưu tâm.
Đó là việc quy tụ dàn diễn viên trẻ có ngoại hình long lanh, tên tuổi và đặc biệt là lượng fan ổn định. Nếu các diễn viên đảm nhận vai chính trong phim Trung Quốc hầu hết là các đại hoa đán, tiểu sinh quen mặt, thì với Hàn Quốc, các gương mặt trẻ hoặc các thần tượng Kpop lại có đất “dụng võ” nhiều hơn, dù diễn xuất chưa thuyết phục nhưng phần ngoại hình thì lại là điểm cộng tuyệt đối.
Truyền hình xứ Kim Chi lại ưu ái những gương mặt mới hoặc thần tượng Kpop |
4. Phục trang và phong cách trang điểm luôn tạo xu hướng
Layout trang điểm hoàn toàn đối lập của hai nền điện ảnh Trung - Hàn |
Về phong cách trang điểm và trang phục luôn là đề tài gây tranh cãi của dòng phim cổ trang. Dù lấy bối cảnh thời xưa, phim Trung Quốc luôn để cho nữ diễn viên trang điểm khá đậm và hiện đại sử dụng chân mày ngang, mắt kẻ eyeliner, đeo lens, son đậm. Còn truyền hình Hàn Quốc thì dù cổ trang hay hiện đại đều ưa chuộng lối trang điểm mỏng nhẹ, tự nhiên, các diễn viên thường makeup trong suốt tựa như không khiến bộ phim dễ dàng gây thiện cảm với khán giả hơn.
Phim “Võ Tắc Thiên” từng gây sốc khi tiết lộ số lượng phục trang hơn 3.000 bộ |
Còn Hàn Quốc dù có đầu tư cỡ nào thì cũng trong một khuôn khổ nhất định |
Về phục trang thì có lẽ Trung Quốc đã vượt quá biên giới truyền thống. Có thể thấy các nhà sản xuất rất chịu chi cho việc đầu tư y phục lộng lẫy, xa hoa, thiết kế lạ mắt. Không thể phủ nhận độ sáng tạo và sự chăm chút của ekip thiết kế trong phim cổ trang Trung Quốc. Trong khi đó, trang phục diễn viên của phim cổ trang Hàn Quốc lại có phần đơn giản và bám sát vào các thiết kế cổ truyền chứ không đi ngược lại với văn hóa nước nhà. Đa phần các trang phục đều lấy cái “khung” của Hanbok làm chuẩn và được biến thể đôi chút để trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Poster phim “Tam sinh tam thế” |
Có thể thấy dù ở lĩnh vực phim Cổ Trang thì hai “ông trùm” châu Á đều có những thế mạnh riêng khiến khán giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt và phải theo dõi từng tập. Không nằm ngoài “cơn sóng” mạnh mẽ của dòng phim cổ trang, TodayTV tiếp tục mang đến sự đổi mới nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu giải trí của khán giả cả nước. Từ ngày 06/8/2019, TodayTV chính thức ra mắt khung phim cổ trang vào lúc 19h00 từ thứ 2 đến thứ 7, mở đầu là “Tam sinh tam thế thập lý đào hoa”- bộ phim Cổ Trang xuất sắc nhất của màn ảnh Hoa Ngữ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo