Văn hóa

Cuộc đời kỳ lạ của người phụ nữ đẹp nhất thế giới

Là một nữ diễn viên nóng bỏng của Hollywood, bà từng bình luận rằng khuôn mặt chính là ‘nỗi bất hạnh’, ‘là chiếc mặt nạ mà tôi không thể nào lột bỏ’.

Justin Bieber lên tiếng lý giải nguyên nhân ngoại hình xuống sắc / Daesung (Big Bang) xóa bỏ mọi cáo buộc liên quan tới kinh doanh bất hợp pháp

Sinh ra và lớn lên ở Áo, Hedy Lamarr trở thành ngôi sao của Hollywood vào những năm 1930-1940.
Sinh ra và lớn lên ở Áo, Hedy Lamarr trở thành ngôi sao của Hollywood vào những năm 1930-1940.

Hedy Lamarr (tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler) là một người phụ nữ lạ thường với những tài năng đặc biệt. Bà từng là một nữ diễn viên nóng bỏng của Hollywood, vươn tới đỉnh cao trong ngành công nghiệp điện ảnh.

Nhưng không giống như định kiến về những người phụ nữ đẹp, Hedy tạo ra một bước đột phá trong công nghệ quân sự và mở ra con đường cho các phương thức liên lạc hiện đại như Bluetooth và wifi.

Sinh ra ở Vienna, Áo vào năm 1913, bà từng kết hôn tới 6 lần và một trong số 6 người chồng của bà là Friedrich Mandl – một nhà buôn vũ khí. Nhưng sau đó, bà đã từ bỏ cuộc hôn nhân không tình yêu này để trở thành một diễn viên Hollywood.

Bộ phim ghi dấu tên tuổi của Hedy là Ecstasy của đạo diễn Gustav Machaty, trong đó bà đóng vai chính. Bà trở thành ngôi sao Hollywood đầu tiên diễn cảnh cực khoái của phụ nữ trên màn ảnh.

Bộ phim đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận và bị phản đối bởi Giáo hoàng Pius XI.

 

Hedy được cho là nữ diễn viên đầu tiên đóng những cảnh 'nóng' trên màn ảnh.

Vào những năm 40 và 50, Hedy được các đồng nghiệp trong giới Hollywood ca ngợi là người phụ nữ đẹp nhất thế giới.

Bộ phim tài liệu về cuộc đời bà bắt đầu bằng hình ảnh một thiếu nữ cải trang thành người giúp việc để trốn thoát khỏi người chồng giàu có đầu tiên. Sử dụng các đoạn phim cũ và những cuộc phỏng vấn các con bà ở 6 cuộc hôn nhân, đạo diễn Alexandra Dean đã dựng lại hành trình của Hedy từ Áo tới London, sau đó tới Los Angeles – nơi bà trở thành ngôi sao điện ảnh sau khi xuất hiện cùng Charles Boyer trong bộ phim Algiers.

Tuy nhiên, điểm nhấn của bộ phim vẫn là một hình ảnh mà người ta ít biết về Hedy với tư cách một nhà phát minh tài năng.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes vào năm 1990 - 10 năm trước khi bà qua đời ở Florida, bà đã chia sẻ mối quan tâm của mình với công nghệ. ‘Các phát minh với tôi thì dễ dàng thôi. Tôi nghĩ rằng mình đến từ một hành tinh khác’ – bà nói.

Là một diễn viên nóng bỏng, Hedy còn là một nhà phát minh tài năng.

Là con gái của một giám đốc ngân hàng ở Vienna, Hedy bộc lộ niềm đam mê với công nghệ từ nhỏ. Nhưng bà lại lớn lên trong khu phố giàu nghệ thuật của những người Do Thái. Cho đến bây giờ, việc bà phát minh ra ‘tần số nhảy vọt’ – theo cách mà bà gọi - vẫn còn là một điều bí ẩn trong số nhiều truyền thuyết ở Hollywood.

 

Trong một ngành công nghiệp bị ám ảnh bởi ngoại hình như Hollywood, Hedy từng phát biểu rằng: ‘Tôi cho rằng bộ não con người thú vị hơn vẻ bề ngoài’.

Tuy nhiên, những vai diễn của bà thì liên tục nhấn mạnh vào vẻ đẹp hình thể và vì thế cũng gây hạn chế cho diễn xuất. George Sanders – một trong những bạn diễn của Hedy từng nói rằng bà đẹp đến nỗi khi bà bước vào phòng, mọi người sẽ ngừng nói chuyện.

Mối quan tâm của bà với thông tin vô tuyến bắt đầu được khơi dậy khi bà giới thiệu hệ thống điều khiển từ xa để phát nhạc ở Mỹ. Bà cũng quan tâm tới công nghệ gây nhiễu sóng của Đức ngăn chặn việc sử dụng ngư lôi điều khiển vô tuyến.

Cùng với nhà soạn nhạc George Antheil, bà phát minh ra tiền đề của viễn thông phổ rộng vào mùa hè năm 1940.

Phát minh của bà là tiền đề của các phương thức liên lạc hiện đại sau này như Bluetooth, wifi.

Thiết kế chung của họ sử dụng một cơ chế giống như các cuộn dùng bên trong cây đàn piano nhằm đồng bộ hóa sự thay đổi giữa 88 tần số - số lượng phím đàn piano tiêu chuẩn. Họ cũng nộp đơn lên Hội đồng phát minh quốc gia xin cấp bằng sáng chế vào ngày 10/6/1941 và được chấp nhận 1 năm sau đó.

 

Mặc dù ý tưởng này không hoàn toàn mới, nhưng hải quân Mỹ đã xếp phát minh này của bà vào hàng ‘bí mật hàng đầu’. Tuy nhiên, phải mất một thời gian sau quân đội mới nhận ra tính hữu ích trong phát minh của bà và Antheil.

Sau chiến tranh, vào năm 1957, các kỹ sư ở bộ phận Hệ thống điện tử Sylvania đã áp dụng nó để phát đi tín hiệu thông báo về vị trí của các tàu ngầm đối phương.

Năm 1998, hơn 50 năm sau khi phát minh được ra đời, bà và Antheil được vinh danh với giải thưởng của Hiệp hội Điện tử.

Nữ diễn viên nóng bỏng của Hollywood – người từng bình luận rằng khuôn mặt chính là ‘nỗi bất hạnh’, ‘là chiếc mặt nạ mà tôi không thể nào lột bỏ’ – giờ đây đã chính thức được công nhận là một nhà phát minh. Nhưng di sản và hình ảnh mà bà để lại trong lịch sử vẫn có những điểm nổi bật của một Nàng Bạch Tuyết – một nhân vật cổ tích mà bà từng đóng vai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm