Văn hóa

Đạo diễn Lê Hoàng khẳng định 'không có NTK nào không chôm', sự thật tệ vậy sao?

Đạo diễn Lê Hoàng khẳng định: 'Không có NTK nào không chôm, vấn đề chỉ là ít hay nhiều mà thôi'. Phát ngôn của đạo diễn Lê Hoàng khiến nhiều người giật mình: Sự thật tệ thế sao.

Mới đây, xuất hiện trong gia talkshow "Chuyện cuối tuần" về chủ đề "Đạo nhái thiết kế thời trang" phát sóng tối ngày 2/11, đạo diễn Lê Hoàng khẳng định: “Không có NTK nào không chôm, vấn đề chỉ là ít hay nhiều mà thôi”.

Nhiều người cho rằng quan điểm của Lê Hoàng đúng một phần. Thực tế, không hiếm nhà thiết kế Việt bị tố đạo nhái. Hồi tháng 5/2019, Lê Thanh Hòa bị nhà tạo mốt người Pháp Alexis Mabille chỉ đích danh vay mượn ý tưởng với chú thích đi kèm "Thật đáng xấu hổ".

Chưa đầy một tuần, NTK Linh San bị thương hiệu thời trang áo cưới nổi tiếng Lior Charchy chỉ mặt đặt tên trên mạng xã hội đạo nhái với chú thích: "Why copy?" (Tạm dịch: Tại sao lại copy?).

Lê Thanh Hòa bị tố đạo nhái.

NTK Linh San bị chỉ mặt điểm tên xào nấu mẫu thiết kế của Lior Charchy.

Cũng trong tháng 5/2019, NTK Tăng Thành Công hai lần vướng nghi vấn “xào nấu” mẫu thiết kế. Cụ thể, một thiết kế của Tăng Thành Công được Tóc Tiên diện giống thiết kế nằm trong bộ sưu tập của Giambattista Valli và H&M chỉ khác về màu sắc.

Ngoài ra, giới mộ điệu còn phát hiện một thiết kế của Tăng Thành Công được Phạm Quỳnh Anh mặc và thiết kế trong bộ sưu tập "Spring Summer 2020” của thương hiệu đồ cưới Berta Bridal giống nhau đến 99%.

NTK Tăng Thành Công vướng ồn ào đạo váy.

Nhà tạo mốt Việt Hà Duy cũng từng dính nghi vấn trùng ý tưởng với mẫu váy Berta của Israel hay như Lý Quí Khánh bị nghi là mượn ý tưởng của Stephane Rolland với mẫu jumpsuit được Hồ Ngọc Hà diện.

Gần như các nhà tạo mốt khi bị tố đạo nhái đều phân trần họ không cố ý mà đó chỉ là sự trùng hợp về mặt ý tưởng hoặc đã lấy cảm hứng sáng tạo từ bản gốc. Tuy nhiên, công chúng cho rằng lời biện minh này khó thuyết phục nếu việc giống gần y nguyên bản gốc.

Hiện tượng ăn cắp chất xám trong lĩnh vực thời trang Việt xảy ra như cơm bữa. Theo Người lao động, giới chuyên môn cho hay, chuyện này có từ lâu chỉ là trước đây, mạng xã hội không phát triển nên mọi thứ còn có thể che giấu bằng nhiều cách.

Rõ ràng phát ngôn của Lê Hoàng cho rằng "đa phần các nhà thiết kế Việt đều đạo nhái" là không sai. Tuy nhiên, quan điểm này cũng không hoàn toàn đúng. Giới chuyên môn cho hay lằn ranh giữa "đạo nhái", "học hỏi" và "lấy ý tưởng" rất mong manh.

Là khách mời talkshow “Chuyện cuối tuần”, NTK Quỳnh Paris không đồng ý với quan điểm của Lê Hoàng. Theo cô, câu chuyện đạo nhái như Lê Hoàng nói có thể đúng với người này nhưng có thể sai với người khác.

Quỳnh Paris cho rằng các nhà thiết kế có thể chịu ảnh hưởng về vẻ đẹp giống nhau song mỗi người, nhất là các nhà thiết kế có trí tuệ, sáng tạo sẽ không ai muốn sản phẩm của mình giống người khác. Công bằng mà nói vẫn có những nhà thiết kế chân chính.

Nhìn ra làng giải trí thế giới, cũng không hiếm nhà thiết kế bị phát hiện đạo nhái. Tuy nhiên, trái với dư luận ở Việt Nam, dư luận ở nước ngoài lên án rất mạnh mẽ hành động ăn cắp chất xám của người khác.

Yoon Eun Hye khi bị tố đạo nhái, bị công chúng chỉ trích nặng nề. Kể từ scandal, Yoon Eun Hye ít xuất hiện trước công chúng. 3 năm sau ồn ào, nữ diễn viên vẫn lên tiếng xin lỗi vì sợ dư luận không ủng hộ dự án nghệ thuật của mình.

Ở nước ngoài, nhiều trường hợp đạo nhái thiết kế thời trang thậm chí phải ra tòa. Theo Zing, năm 2009, Carmel Colle - chủ hãng sợi móc World Tricot kiện Chanel vì ăn cắp mẫu sợi móc của hãng. Cuối cùng, Chanel đã phải bồi thường cho World Tricot 600.000 USD.

Hay năm 2006, thương hiệu Ralph Lauren từng bị kiện vì sao chép lại bộ tuxedo nữ do Yves Saint Laurent thiết kế. Vụ kiện kết thúc với việc Ralph Laurent phải trả cho Yves Saint Laurent tới 400.000 USD.

Thiết nghĩ để tình trạng đạo nhái tại Việt Nam không xảy ra như cơm bữa, công chúng nên khắt khe hơn nữa.

Theo Thu Cúc/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo