Đền Ngọc Sơn: Địa linh không thể bỏ qua khi đến Hà Nội
"Gà chiến" của Anh Thư đăng quang ngôi vị quán quân The Face Vietnam 2023 / Khắc tinh của Địch Lệ Nhiệt Ba khoe nhan sắc tuyệt trần
Đền Ngọc Sơn ở đâu?
Được xây dựng từ thế kỷ XIX, trải qua nhiều lần đổi tên, đền Ngọc Sơn hiện là nằm trong quần thể các công trình tại đảo Ngọc, thuộc khu vực Hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quần thể bao gồm các công trình như đền Ngọc Sơn, đình Trấn Ba, cầu Thê Húc, tháp Bút và đài Nghiên.
Đền Ngọc Sơn là một trong những di tích đã đồng hành cùng thủ đô Hà Nội qua nhiều biến động của lịch sử; năm 2013, đền Ngọc Sơn được xếp hạng là di tích quốc gia cấp đặc biệt.
Đền Ngọc Sơn thờ ai?
Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc có công đại phá quân Nguyên giai đoạn thế kỷ XIII và Văn Xương Đế Quân, vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc cho sĩ nhân.
Thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt ở thế kỷ XIX, hệ thống kiến trúc, lối bài trí, câu đối và hoành phi tại đền Ngọc Sơn đều mang sự ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Đền Ngọc Sơn có cung thờ Phật, bàn thờ Công Đồng, ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
Kiến trúc của đền Ngọc Sơn được thiết kế theo hình dạng chữ Tam, với ba khu vực chính bao gồm bái đường, trung đường và hậu cung: Bái đường là nơi du khách hành lễ đầu tiên, được trang trí bằng một hương án lớn cùng hai đôi chim anh. Trung đường là nơi tôn vinh các vị thần học vấn nổi tiếng, bao gồm Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ. Hậu cung là nơi tôn kính vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, người đã ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.
Đình Trấn Ba (đình chắn sóng) tọa lạc tại khu vực phía Nam của đền Ngọc Sơn, đình được xây dựng với kiến trúc hình vuông với 8 mái và 8 cột chống đỡ bằng đá và gỗ.
Lịch sử đền Ngọc Sơn
Khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, đền được đặt tên là Ngọc Tượng. Đến thời Trần, đền được đổi tên thành Ngọc Sơn, thờ các vị anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ngôi đền bị sụp đổ vào thời gian sau đó. Tới thời Lê, chúa Trịnh Giang đã dựng cung Khánh Thụy và đắp thêm hai quả núi đất trên bờ đất phía Đông, đối diện khu vực đền Ngọc Sơn. Cuối đời nhà Lê, cung này bị Lê Chiêu Thống phá hủy mất một phần.
Thế nhưng, nhân dân trong Làng Tả Khánh đã cùng nhau dựng đền Khánh Thuỵ trên nền đất lịch sử đó. Đến ngày nay, nơi này vẫn tồn tại trong ngõ Hàng Hành, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm. Đền Khánh Thuỵ cũng có kết nối với di tích Ngọc Sơn khi xưa trên nền đất cũ, thông qua những thông tin được thể hiện trên một bia đá còn được giữ lại. Hiện nay, cửa đền Khánh Thụy có vị trí hướng ra phía đền Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn đã được tu sửa lại vào năm 1865 bởi nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Đền này được sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba và một cầu từ bờ Đông đi vào được gọi là cầu Thê Húc.
Tiêu bản cụ rùa tại đền Ngọc Sơn
Bên cạnh lịch sử hình thành kéo dài nhiều thế kỷ, du khách tới chiêm bái tại đền Ngọc Sơn còn đặc biệt quan tâm tới bản sao tiêu bản cụ rùa được đặt trong lồng kính tại khu vực đền. Hai bản sao cụ rùa tại đền Ngọc Sơn gồm cụ rùa qua đời năm 1967 và 2016.
Để tạo ra bản sao của cụ rùa cuối cùng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hợp tác với các chuyên gia từ Bảo tàng Berlin thực hiện bằng phương pháp nhựa hóa của Đức trong hai năm. Sử dụng hệ thống chiếu sáng hiện đại và công nghệ bảo quản mẫu vật, hình ảnh của bản sao cụ rùa hiển thị rất rõ nét. Nếu có dịp đến đền Ngọc Sơn, du khách không nên bỏ qua khu vực này. Hiện nay tại khu bán đồ lưu niệm bên cạnh đền, các nghệ nhân đã chế tác ra các phiên bản rùa vàng Hồ Gươm rất tinh xảo và đẹp mắt, khách du lịch và đặc biệt là các em thiếu nhi rất thích thú.
Kinh nghiệm đi lễ ở đền Ngọc Sơn
Với vị trí nằm trong khu vực Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn là địa điểm được nhiều người dân địa phương và du khách thập phương lựa chọn để thăm quan, dâng lễ, chiêm bái vào mỗi dịp cuối tuần. Đặc biệt, trước các kỳ thi quan trọng, nhiều phụ huynh và học sinh thường tới đền Ngọc Sơn để thư giãn đầu óc, lễ tại đền để cầu mong mọi sự hanh thông, nhận được sự che chở của ngài Văn Xương Đế Quân.
Để thực hiện dâng lễ tại đền Ngọc Sơn, du khách nên lựa chọn những lễ vật trang trọng và phù hợp để dâng cửa đề. Một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay là oản lễ bởi tính thẩm mỹ cao và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Tại đền Ngọc Sơn, du khách có thể thực hiện các bài văn khấn tùy theo nhu cầu. Có ba bài văn khấn đền Ngọc Sơn phổ biến là: văn khấn Thành Hoàng, văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu, văn khấn Đức Thánh Trần, văn khấn Ban Công Đồng, tương ứng với từng bàn thờ khác nhau trong đền. Các bài khấn này cũng có thể áp dụng cho các đền khác ở Hà Nội và trên toàn quốc.
Các dịp đầu năm, phong tục người dân thường đi Lễ Mẫu, Lễ Đức Thánh Trần. Tại Hà Nội các chùa, đền, phủ nhiều, nơi nào cũng có cung thờ Mẫu, nhưng chỉ một số ít nơi có cung thờ Đức Thánh Trần, vì vậy người dân thường về đền Ngọc Sơn để lễ Mẫu và lễ Đức Thành Trần.
Trước mỗi kỳ thi quan trọng, các bậc cha mẹ thường đưa con đến phố đi bộ để vui chơi, thư giãn, giảm áp lực cẳng thẳng, và cha mẹ không quên đưa các con vào Lễ ở Đền Ngọc Sơn, đặc biệt là cung thờ Ngài Văn Xương, đây là vị thần chuyên chú cho việc học hành, thi cử, đỗ đạt. Lễ vật dâng Ngài văn Xương và để xin lộc về thì ngoài lễ vật thông thường không thể thiếu sách, bút. Nhiều cha mẹ còn hướng dẫn cho con bỏ giày dép và đi chân đất xuống nền đền với ý nghĩa là tiếp năng lượng từ địa linh để cho mạnh khỏe.
Những lưu ý quan trọng khi tới chiêm bái tại đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn mở cửa hầu hết các ngày trong tuần, tuy nhiên, vào các ngày mùng 1 và ngày rằm (âm lịch), khu vực đền thường khá đông đúc. Mùa thu và mùa xuân là thời điểm có khí hậu lý tưởng nhất để ghé thăm đền Ngọc Sơn và check in cầu Thê Húc.
Khi vào khu vực đền chính, bạn cần lưu ý đi cửa hai bên, tránh đi cửa giữa và phải bước qua bậu cửa. Đảm bảo giữ trật tự, nói khẽ, ăn mặc trang nghiêm. Hạn chế chụp hình bên trong khu thờ tự.
Khu vực bên ngoài đền thường rất đông khách du lịch nên tạo cảm giác chật chội, nhưng với những người đi lễ thì khi qua Cầu Thê Húc, vào bên trong đền lại là một không gian rộng rãi và tĩnh lặng.
Nhà sắp lễ có đầy đủ các mặt hàng để phục vụ nhu cầu khách thập phương, đối với khách muốn dâng lễ mặn cần liên hệ trước với nhà đền để được phục vụ chu đáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhân chứng sống vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân gặp ‘biến’, hé lộ thông tin đáng chú ý
Chồng Thu Phương hé lộ việc vợ chồng Bích Tuyền chuẩn bị khởi kiện ngược Đàm Vĩnh Hưng
Thương hiệu ‘Lý Tử Thất’ được định giá khoảng 35 nghìn tỷ, hé lộ thu nhập gây 'sốc' mỗi tháng
Thanh Hằng lên tiếng về màn ‘rụng cánh’ gây bão MXH, CĐM phát hiện lời nói ‘bất nhất’ của nữ siêu mẫu
Diva Hồng Nhung U60 vẫn tự tin diện đồ xuyên thấu lộ nội y, khoe trọn vóc dáng nóng bỏng
Tiến Luật, Lan Ngọc, Tiểu Vy cùng dàn sao quảng bá văn hóa và nông sản Việt qua "Biệt đội siêu sao"