Văn hóa

Độc đáo lễ nhảy lửa của người Dao Đỏ ở Bắc Kạn

Là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Dao Đỏ ở huyện Chợ Đồn, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên lễ nhảy lửa dần bị mai một. Để lưu truyền lại cho thế hệ sau, thời gian gần đây, một số địa phương đã bước đầu khôi phục.

Vẻ nam tính, lịch lãm của 15 nam tài tử Hollywood sau sẽ khiến 'hội chị em' mê mẩn / Mặc croptop sai cách, các mỹ nhân Hàn - Việt cũng vô tình bị tố cáo vòng eo ngấn mỡ

Theo quan niệm của người Dao Đỏ, lửa tượng trưng cho sự sống và được coi như một vị thần linh thiêng, giúp mang lại ấm no, hạnh phúc cho bản làng. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước đây, tại thôn của người dân tộc Dao Đỏ, lễ hội nhảy lửa sẽ được tổ chức vào đầu năm mới. Mọi người tin rằng khi lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân làng một năm mới bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ông Triệu Tài Long- người Dao Đỏ ở thôn Phiêng Lằm, xã Bản Thi (Chợ Đồn) nhớ lại: Tôi năm nay đã hơn 60 tuổi, nhưng mỗi năm Tết đến lại nhớ đến lễ nhảy lửa. Khi còn là thanh niên tôi thường trực tiếp tham gia nên đến giờ vẫn nhớ rõ. Thông thường từ ngày mùng 1-4 Tết âm lịch, tại một gia đình có điều kiện trong làng, lễ nhảy lửa sẽ được diễn ra vào buổi tối. Chủ nhà sẽ mời thầy đến làm lễ với các vật phẩm như: gà luộc, gạo, rượu, tiền giấy bản... Thầy cúng (Say) sẽ thay mặt gia đình cầu mong một năm mới bình an, no ấm; xin phép tổ tiên, mời thần linh ban sức mạnh cho thanh niên trong làng để lễ hội được bắt đầu. Lúc này, một đống lửa to đã được đốt lên, củi cháy đượm, than hồng đỏ rực. Thầy sẽ bước vào đống lửa đầu tiên, theo sau là những thanh niên đã được chọn lựa và ban sức mạnh từ thần lửa. Không phải ai cũng có thể nhảy và bước trên than hồng, chỉ một số người có thể bước vào. Bản thân tôi cũng đã vào lửa, chỉ thấy ấm dần lên từ bàn chân, người lâng lâng và không hề bị bỏng hay đau đớn. Sau khi nhảy và bước trong đống lửa, những thanh niên sẽ đến một số gia đình chúc Tết, uống rượu. Lễ nhảy lửa đầu năm mới sẽ kết thúc trong bữa cơm tại nhà cuối làng hoặc nhà ban đầu làm lễ.

Thầy cúng (say) người Dao Đỏ thực hiện nhảy lửa.

Thầy cúng (say) người Dao Đỏ thực hiện nhảy lửa.

Khác với nhiều địa phương, lễ nhảy lửa của người Dao Đỏ ở Chợ Đồn phải diễn ra trong nhà chứ không được làm ngoài trời. Những gia đình nào thực hiện buổi lễ sẽ có một năm làm ăn phát đạt, yên ổn, tổ tiên phù hộ cho con cháu tài lộc, sức khỏe và thành công. Đây cũng là dịp để các thiếu nữ người Dao Đỏ sẽ lựa chọn người đàn ông có lòng dũng cảm, sự trung thành gắn bó cả đời.

Không chỉ có ý nghĩa cầu phúc trong năm mới, lễ nhảy lửa còn có ý nghĩa đặc biệt trong lễ cấp sắc của người Dao Đỏ. Những gia đình có người đã được cấp sắc sẽ có “binh mã” để bảo vệ tổ tiên. Theo người Dao Đỏ, tổ tiên sẽ yêu cầu làm lễ khao binh và nhảy lửa là phần không thể thiếu trong buổi lễ. Lúc này sẽ có hai thầy cúng, một thầy sẽ gọi tổ tiên, binh lính, còn một thầy tiến hành nhảy lửa, múa và phân chia đồ ăn cho binh mã. Ở buổi lễ này, chỉ có thầy là người nhảy lửa.

Những năm gần đây, lễ nhảy lửa đầu năm mới được khôi phục lại tại Bản Cuôn, xã Ngọc Phái. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Dao Đỏ. Mong rằng, trong thời gian tới, nét đẹp văn hóa có ý nghĩa tâm linh sâu sắc này sẽ được lưu truyền và phát huy hơn nữa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm