Độc đáo thư pháp Việt trên gốm Nhật
Phương Oanh - Mạnh Trường ôm nhau, viết tiếp hậu truyện Hương vị tình thân khiến fan phấn khích / Loạt chương trình đặc biệt đón giao thừa trên VTV
Giao thoa văn hóa Việt - Nhật
Bộ sưu tập gần 2.500 chiếc đĩa Nhật được ông Phan Văn Bình (ngụ phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) dày công sưu tầm hơn 10 năm nay.
Cơ duyên đưa lối cho ông có tình yêu với gốm sứ cũng thật tình cờ. Ông Bình kể: “Mấy năm trước, tôi biết đến loại đĩa này nhờ vào bạn bè mang từ bên Nhật về giới thiệu. Nhìn thấy những chiếc đĩa màu xanh cô ban lạ mắt nên tôi đã tìm hiểu qua sách báo và bạn bè, về sau mới bắt đầu thích và sưu tầm đến bây giờ”.
Trong căn phòng chứa hàng ngàn chiếc dĩa màu xanh cô ban với những dòng thư pháp bay lượn, ông Bình chỉ vào từng chiếc đĩa và kể từng câu chuyện về chúng. Ông cho biết đặc biệt thích những chiếc đĩa cổ có tuổi đời hơn 300 năm. Đó là những chiếc đĩa có in trên mặt hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ, một trong những biểu tượng của xứ sở “mặt trời mọc”.
Ông phân tích, núi Phú Sĩ mang một ý nghĩa tâm linh và là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật. “Lần đầu tiên nhìn vào những chiếc đĩa có in hình ngọn núi tôi đã rất ấn tượng và muốn mang về ngay. Núi Phú Sĩ cùng với màu xanh cô ban phối cùng với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa và mang lại dương khí cho người sở hữu nó”, ông Bình chia sẻ.
“Kho báu” của ông Bình chứa đựng ý nghĩa văn hóa Việt - Nhật.
Để cho những chiếc đĩa cổ nâng tầm giá trị và có sự giao thoa giữa văn hóa Việt – Nhật, ông Bình nảy ra ý tưởng vô cùng độc đáo. Đó là việc thể hiện thư pháp Việt trên nền gốm Nhật. Đây là giai đoạn công phu và mất khá nhiều thời gian. Để thực hiện ý tưởng của mình, ông đã mời hơn 100 nhà thư pháp có tiếng từ ba miền về nhà để phóng bút lên mặt đĩa những câu nói hay, những phong cảnh giản lược đẹp mắt. Từ đó, đã tạo thành bộ sưu tầm có một không hai ở An Giang.
Chủ sở hữu 2.500 chiếc đĩa Nhật cho biết, mỗi cách viết, mỗi nét chữ thư pháp trên mặt đĩa đều thể hiện ý tưởng và tâm ý của từng nghệ nhân. Ông Bình phân tích, để cho ra được một tác phẩm hay, người viết thư pháp cần phải có đầy đủ bốn yếu tố là “Tâm - Ý - Khí - Lực”. Nghĩa là suy nghĩ, ý tưởng, dũng khí và sức mạnh. Bốn yếu tố này kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên cái riêng của mỗi nghệ nhân.
Triết lý sống trong từng nét bút
Nghệ thuật thư pháp từ lâu đã mang đậm nét truyền thống về văn hóa của người Việt Nam. Ý tưởng lồng chữ thư pháp lên mặt đĩa xuất phát từ việc ông Bình muốn gìn giữ lâu hơn những câu nói “tốt đời, đẹp đạo” của người xưa để lại. “Có những câu nói rất hay của người xưa để lại, nhưng nếu cứ truyền miệng hoặc lưu giữ trên giấy thì sẽ có khi bị mai một. Từ đó tôi mới quyết định lồng thư pháp vào những chiếc đĩa này, mong muốn lưu giữ được lâu và sẽ truyền lại cho con cháu hiểu về ý nghĩa giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật”, ông Bình chia sẻ.
Đĩa cổ thư pháp được chủ nhân trưng bày khắp căn phòng của mình.
“Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương”, “Không tranh giành chính là từ bi, không tranh cãi chính là trí tuệ” hay “Lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy tình thương làm lẽ sống” là 3 trong số rất nhiều câu nói hay trong bộ sưu tập đĩa cổ thư pháp của ông Bình. Đối với ông, từng câu, từng chữ trong câu văn đều thể hiện những ý nghĩa riêng biệt và mang đậm giá trị văn hóa truyền thống - đó là những lời răn dạy, những câu nói về đạo lý, cách sống, cách đối nhân xử thế được đúc kết từ ngàn xưa.
Bỏ cả tâm huyết và phải mất rất nhiều thời gian và tiền của để có được “những người bạn tinh thần”, đối với ông Bình, đó không chỉ để thỏa niềm đam mê mà qua bộ sưu tập này ông còn muốn truyền lại cảm hứng cho thế hệ mai sau hiểu được những giá trị văn hóa trường tồn mãi theo thời gian mà không phải cứ có tiền là mua được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ chồng tỷ phú Mỹ tuyên bố cứng sau khi bị Đàm Vĩnh Hưng kiện, hé lộ thêm vụ Mr.Đàm đứt lìa vài ngón chân
Bà là 'người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc', từng kết hôn hai lần và không có con, hiện đã 72 tuổi mà vẫn xinh đẹp đáng ghen tị
'Ký ức' bên sông Hàn: Chương trình nghệ thuật chạm đến trái tim
Được Hoài Linh trao đặc quyền, Hoài Lâm quyết từ bỏ?
Trương Nghệ Mưu: Năm đó tôi đang định cưới Củng Lợi, lại bị một người đàn ông hủy hoại tất cả
Jang Dong-gun nên duyên cùng Kim Hee-ae trong phim "Gia đình hoàn hảo"
Ông Bình giải thích về ý nghĩa từng câu nói trên đĩa cỗ, mỗi câu đều mang ý nghĩa riêng biệt.