Du lịch văn hóa - Tránh sao chép, đánh mất bản sắc
Người đẹp có vòng eo 51 cm tại Hoa hậu Hoàn vũ Philippines / Cận nhan sắc tiểu tam đang bị ghét nhất 'Chúng ta của 8 năm sau'
Tuy nhiên, để phát huy lợi thế này thì điều cốt lõi là phải giữ được bản sắc, tránh ăn xổi, sao chép, lạm dụng dàn dựng và sân khấu hóa,... sẽ gây tác dụng phản cảm và không lâu bền.
Loại hình du lịch lấy văn hóa bản địa làm hồn cốt
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà trong suốt hành trình du khách có mục tiêu tìm hiểu, cảm nhận về văn hóa, lịch sử dân tộc của một đất nước, phong tục – tập quán của một vùng miền. Nhịp cầu kết nối du khách với điểm đến là các di sản văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, cách tổ chức cộng đồng…
Theo Luật Du lịch năm 2005, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống.
Hiện nay loại hình du lịch kết hợp khám phá văn hóa đang trở thành xu hướng mới, mang đến lợi ích kép là du khách có được những trải nghiệm thú vị, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa.
Nhiều địa phương, doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã biết dựa vào bản sắc văn hóa, phong tục – tập quán độc đáo của cộng đồng dân cư, kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ để tạo ra những chương trình, sản phẩm du lịch hấp dẫn. Trong số này có làng du lịch Nghĩa Đô (tỉnh Lào Cai), bản Lác, bản Văn (tỉnh Hòa Bình), bản Sin Suối Hồ (tỉnh Lai Châu), bản Lướt (tỉnh Sơn La), làng văn hóa - du lịch Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ), làng văn hóa - du lịch Lô Lô Chải (tỉnh Hà Giang)…
Bên cạnh các địa danh du lịch văn hóa đã trở nên quen thuộc là các điểm đến mới bắt đầu hình thành nhưng có nhiều triển vọng.
Khu vực phía Tây Nghệ An là nơi cư trú chủ yếu của người Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu... Cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn đồng thời với nguy cơ mai một về văn hóa. Chính quyền các địa phương đã bắt đầu phát huy lợi thế về thiên nhiên, bản sắc văn hóa của các dân tộc để phát triển du lịch, thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở xã Môn Sơn (huyện Con Cuông), xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn), xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu).
Nhờ có khách du lịch mà đồng bào Mông ở xã Môn Sơn đã khôi phục nghề dệt váy, áo truyền thống để phục vụ nhu cầu chụp ảnh, tập các điệu múa, điệu khèn cổ để biểu diễn. Bà con người Thái ở xã Châu Tiến thì sử dụng ngay các ngôi nhà sàn do cha ông truyền lại để làm dịch vụ homestay, đồng thời giới thiệu với khách phương xa nghề dệt thổ cẩm, nấu các món ăn đặc thù của dân tộc, tổ chức múa lăm, uống rượu cần…
Huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) nổi tiếng với các bản của người Tày, nơi có những ngôi nhà sàn cột gỗ lợp lá cọ truyền thống. Trên vách gỗ của các ngôi nhà thường treo các cây đàn tính, chùm xóc - những dụng cụ âm nhạc biểu trưng của người Tày. Lâm Bình đã phục dựng nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, lập ra nhiều câu lạc bộ hát then, hát cọi, hát páo dung, múa màng, thổi khèn, dân ca, dân vũ, làng thổ cẩm, thêu thùa.
Tủa Chùa là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên. Trên địa bàn có 7 dân tộc sinh sống, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Nét đặc trưng hấp dẫn du khách là chợ phiên của bà con người Mông tại xã Tả Sìn Thàng và xã Xá Nhè, chợ đêm vào mỗi tối thứ Bảy tại thị trấn Tủa Chùa. Nơi đây bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao được thể hiện rõ nét nhất, nơi du khách có được những trải nghiệm sâu sắc, khó quên nhất.
Hàng nhái làm tổn hại bản sắc
Khách du lịch văn hóa khi đến một vùng đất mới thì với họ điều cốt lõi là được trải nghiệm về văn hóa nơi đó. Yếu tố “nguyên gốc”, độc đáo đặt lên trên yếu tố thẩm mỹ, khẩu vị đối với mọi chi tiết của đời sống văn hóa: ẩm thực, trang phục, tập quán, tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, di sản, kiến trúc, sản phẩm thủ công…
Gìn giữ, xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc, nét đẹp văn hóa là yêu cầu cơ bản nhất mà ngành du lịch hướng tới để hấp dẫn du khách.
Đi ngược với đòi hỏi này là xu thế nhái ý tưởng, sao chép thắng tích đang khá phổ biến...
Cây Cầu Vàng (Cầu bàn tay) trong quần thể du lịch Bà Nà Hills (Đà Nẵng) đã bị “copy” một cách cẩu thả ở Sóc Trăng, Lâm Đồng. “Thành phố Venice (Italy) thu nhỏ” mọc lên ở đảo Phú Quốc. “Cổng trời Bali (Indonesia)” được dựng ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc)…
Những sản phẩm nhái này chỉ đáp ứng mục tiêu ngắn hạn trước mắt - chiều theo nhu cầu sống ảo của một bộ phận du khách, nhưng về lâu dài lại rất có hại, làm mất nét đặc trưng vùng miền.
Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Tổng Giám đốc Vina Phú Quốc Travel, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội du lịch Kiên Giang, cho rằng việc các khu du lịch vay mượn, sao chép các đặc trưng văn hóa nước ngoài (hay vùng miền khác) khiến văn hóa bản địa có nguy cơ bị lu mờ. Khách đến một địa phương nào là muốn tìm nét đặc trưng của địa phương đó. Do vậy, thay vì đạo nhái vụng về, tạo ra những phiên bản lỗi thì mỗi địa phương, mỗi điểm du lịch cần có công trình riêng biệt, nổi bật, mang giá trị văn hóa, giá trị của riêng điểm đến.
Bản sắc văn hóa không đơn giản chỉ là bắt chước ngoại hình mà là bề dày lịch sử, sự tinh túy của một cộng đồng được chắt lọc qua hàng trăm, hàng nghìn năm.
Sự độc đáo của bản sắc văn hóa là yếu tố then chốt để du khách quay lại, bên cạnh cảnh quan, chất lượng dịch vụ… Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì điểm du lịch đó sẽ lụi tàn không còn sức hấp dẫn du khách.
Theo Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng, các sản phẩm du lịch văn hóa có tính thời vụ nghiêm ngặt - không thể xem lễ hội, xem chợ phiên vào ngày thường; không thể mua đặc sản khi không đúng mùa vụ...
Phải kiên quyết chống hàng giả, hàng “nhái” đối với sản phẩm du lịch văn hoá. Các chương trình văn nghệ, các nghi lễ trình diễn, các sinh hoạt văn hóa của dân tộc nào thì phải tôn trọng tính khách quan, chân thực của bản sắc tộc người đó. Tuyệt đối không làm giả các sinh hoạt văn hóa truyền thống nhằm mục đích thu hút khách. Muốn thu hút được đông khách, các điểm du lịch cần khảo sát, thống kê lịch trình các ngày lễ, ngày Tết, các sinh hoạt cộng đồng trong một năm để thông báo cho du khách, đồng thời quảng bá, giới thiệu cho du khách để họ đến tham quan trong khung cảnh thật.
Kết quả một cuộc khảo sát khách du lịch quốc tế tại Việt Nam cho thấy: 90% khách thích nghe hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số địa phương; 71% khách muốn được ngủ và ăn ngay tại các làng người dân tộc thiểu số; 81% du khách muốn được tham gia các hoạt động của người dân như dệt vải, làm ẩm thực, chế biến thuốc tắm...; 83% du khách muốn mua đồ lưu niệm ngay tại nơi sản xuất của người dân ở các hộ gia đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không giới hạn: Người phụ nữ khiếm thị chinh phục đường chạy marathon
Lý do khiến sao đóng Hồng Hài Nhi của 'Tây Du Ký' phiên bản 1986 lại đột ngột bỏ nghề diễn?
Từng dùng 1000 cây vàng để đúc tượng mình, Ngọc Sơn bất ngờ than thở 'tôi giờ nghèo nhất showbiz'
NSND Việt Anh từ ‘hết hồn’ chuyển sang ủng hộ khi biết lý do bạn gái 9X muốn nâng ngực
Phượng Chanel hiếm hoi khoe ảnh cùng các con, nhan sắc gây chú ý
Hoa hậu H’Hen Niê giã bột, làm bánh dày cùng bà con tại Yên Bái