Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống
Thu Quỳnh đẹp tựa nàng thơ, nhan sắc mẹ bầu khiến dân tình mê mẩn / Diễn viên được trả thù lao cao nhất Tây Du Ký 1986, chỉ diễn vỏn vẹn 180 giây nhưng khán giả nhớ tới 36 năm
Tại hội nghị cung cấp thông tin về chương trình Happy Tết 2024 sáng ngày 16/1 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đấu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội (HPA - UBND TP Hà Nội) cho biết, Tết Nguyên đán từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá Việt.
Tại Thủ đô, có rất nhiều điểm đến để khám phá, tìm hiểu, trong đó phải kể đến Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - nơi sẽ diễn ra những lễ hội ngày xuân linh thiêng, rạng rỡ của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Từ ngày 24-28/1 (tức từ ngày 14 - 18 tháng Chạp năm Quý Mão) tới, HPA phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức Chương trình “Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống”.
Với chủ đề “Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống”, chương trình Happy Tết 2024 là sự kết hợp độc đáo của nét truyền thống Tết Cung đình xưa với văn hoá Tết nay tạo nên không gian lan toả, linh thiêng và sống động.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đấu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội chia sẻ về chương trình Happy Tết 2024.
Với quy mô 3.000 - 3.500m2, được thiết kế, trang trí hoành tráng, công phu và đầy sáng tạo đã giới thiệu ngày Tết truyền thống, điểm đến du lịch, giá trị văn hóa, di sản... các vùng miền trên cả nước.
Chương trình bao gồm các không gian: chuyến tàu quê hương, nhà Hà Nội xưa, Tết miền Trung, Tết miền Nam, Tết sắc màu dân tộc, không gian quảng bá ẩm thực. Các không gian được sắp đặt dàn dựng cùng với các tiểu cảnh giới thiệu điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Nội như: cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân, chợ hoa Mê Linh, Tây Hồ... Đặc biệt là các gian hàng mô phỏng nhà Phố Phái tái hiện phố cổ Hà Nội một thời giao thương tấp nập.
“Happy Tết 2024” cũng là điểm đến xúc tiến và quảng bá du lịch dịp Tết và về quê ăn Tết của bà con kiều bào nước ngoài, du khách quốc tế đến với Thủ đô. Chương trình là nơi kết nối giao thương của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư tại Hà Nội. Đồng thời là nơi để quảng bá các giá trị văn hóa, di sản, trưng bày sản phẩm, hàng tiêu dùng chất lượng cao phục vụ người dân trong dịp Tết.
Điểm nhấn cho chuỗi trải nghiệm không khí Tết là hình ảnh nhà ga với chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt, đưa những người con xa quê về quê ăn tết.
Không gian nhà Hà Nội xưa được phục dựng từ ngôi nhà di sản 87 Mã Mây. Tại đây, người dân cũng như du khách sẽ được tìm hiểu một gia đình người Hà Nội xưa chuẩn bị mâm cơm cúng Tết cùng người thân quây quần gói bánh chưng trong hương thơm của nước Mùi già nồng vị, ấm lòng.
“Không gian Tết miền Trung” được diễn tả tại ngôi nhà vườn An Hiên Huế với thiết kế hồ sen trước nhà được xây dựng theo kiến trúc nhà vườn phong thuỷ xưa cùng các tiểu cảnh thể hiện đặc trưng của tết miền Trung. “Không gian Tết miền Nam” tái hiện hình ảnh ngày tết sôi động, nhộn nhịp trên chợ nổi, mang đậm dấu ấn miệt vườn, sông nước của người dân Nam Bộ. “Không gian Tết sắc màu Dân tộc” kể về câu chuyện sinh hoạt của đồng bào dân tộc ngày tết với những nghi lễ, phong tục, ẩm thực tạo nên một bức tranh Tết đa sắc màu.
Không gian quảng bá ẩm thực tết Hà Nội và các vùng miền chính là linh hồn của sự kiện, bởi ẩm thực không chỉ phản ánh văn hoá bản địa của mỗi vùng, miền mà còn chứa đựng hồn cốt văn hoá của dân tộc, quan niệm nhân sinh và những giá trị bền vững, đặc trưng riêng có của Hà Nội cũng như cả nước.
Không gian quảng bá ẩm thực tết với nhiều điểm ấn tượng thông qua câu chuyện ẩm thực thể hiện nét đẹp về món ăn ngày tết Hà Nội đặc trưng cũng như giá trị ẩm thực Việt. Từ đó du khách trong nước và quốc tế có thể cảm nhận văn hoá ẩm thực tết Việt quý giá và nét đẹp dư vị ẩm thực nổi bật từ Bắc vào Nam.
Trong khuôn khổ chương trình còn có không gian di sản diều, show diễn trang phục Tết cổ truyền, talkshow với chủ đề “Ngày xuân kể chuyện Tết xưa”.
Chương trình còn có nhiều hoạt động bên lề như: triển lãm ảnh, tư liệu về Tết xưa; chương trình biểu diễn nghệ thuật; các hoạt động trải nghiệm văn hoá, phong tục ngày tết truyền thống cùng nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: nặn tò he, vẽ tranh, đập niêu, ném còn, bắt vịt…
Chương trình có sự đồng hành tài trợ của nhiều đơn vị như Habeco, Masan, Bluzone, Trung tâm Di sản diều Việt Nam, Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam, Hội Đầu bếp Hoàng gia, Hội Đầu bếp Việt Nam cùng các nghệ nhân, đầu bếp có uy tín của Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Rầm rộ loạt tin nhắn riêng tư của Đàm Vĩnh Hưng và vợ chồng Bích Tuyền, nội dung gây rúng động MXH
Lộ khoảnh khắc Vũ Khắc Tiệp sánh đôi cùng gái lạ sau khi ‘chia tay’ Ngọc Trinh
Phản ứng của Đàm Vĩnh Hưng khi đối diện cáo buộc trốn thuế, tống tiền, hôn nhân với vợ cũ bị nghi ngờ
Gia đình tỷ phú bị đe dọa, gặp ‘biến’ sau khi kiện Đàm Vĩnh Hưng, đã tìm ra kẻ đứng sau mọi chuyện
Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng với ‘Đêm lao xao’ mang đậm dấu ấn mùa đông
Ông xã hơn 17 tuổi khiến Khánh Vân “ngã ngửa” bởi hành động bất ngờ sau hôn lễ