Ly Kute khoe vóc dáng bầu bí siêu xinh nhưng lại than quá mệt mỏi vì nghén, sợ nhất là mùi này
Người đẹp Về Nhà Đi Con từng sang Mỹ sinh con: Đường tình duyên trong phim trắc trở như ngoài đời / Gái xấu lấn át "mỹ nhân 4000 năm": Từng bị mắng oan suốt 4 năm, giờ lại bị nghi "giẫm đạp" bạn diễn
8 năm sau khi Khoai Tây chào đời, Ly Kute mới quay lại "đường đua" bỉm sữa. Đối với bà mẹ 9x, mọi thứ lại xuất phát từ đầu, mới mẻ, nhiều hào hứng và hạnh phúc. Cô khoe:"Vợ chồng em xin phép gia nhập hội bố mẹ bỉm với các anh chị em. Anh Khoa Tây chiên giờ đã thoả lòng khi được ở 1 cương vị mới, vui và háo hức lắm".
Những ngày sau đó, bà mẹ 2 con chia sẻ: "Làm quen lại với 2 từ bà bầu". Trông Ly Kute vẫn rất xinh xắn, thần thái, tươi tắn. Tuy nhiên, bước vào những tuần gần đây, bà mẹ 9x bắt đầu bị nghén nên cường độ xuất hiện trên MXH ít hơn hẳn.
Khi mọi người thắc mắc, cô tâm sự:"Mọi người nhắn tin hỏi Ly sao vẫn chưa thấy đợt này Ly chụp nhiều hình ảnh với váy bầu như đợt trước, em vẫn đang trong giai đoạn nghén mọi người ạ.
Chả làm ăn được gì, bị sợ các mùi, nhất là mùi xe với xăng xe ý. Để Ly cố qua mấy tuần này rồi chụp thêm nhiều ảnh nhé".
Mẹ bầu nào từng trải qua giai đoạn nghén ngẩm đều biết thời kỳ này ám ảnh đến thế nào. Mỗi mẹ lại có kiểu nghén khác nhau, người thì sợ ăn, người thì sợ mùi, người lại chỉ muốn nằm ngủ cả ngày. Nhìn chung, giai đoạn này khá mệt mỏi, đặc biệt là khiến mẹ gầy gò, stress, lo lắng nhiều hơn.
Sẽ phải mất một khoảng thời gian để cơn nghén kết thúc, điều này cũng tùy từng mẹ bầu. Có người chỉ vài tuần, có người vài tháng, có người đến tận lúc sinh con mới hết nghén. Thế nên, điều các mẹ cần làm là giữ cho mình một tinh thần thoải mái, năng lượng tích cực để cùng em bé trong bụng vượt qua giai đoạn này nhanh nhất.
Chứng ốm nghén là dấu hiệu hiện có thai phổ biến ở bà bầu. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn. Tình trạng này khiến cơ thể thai phụ luôn mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Một số bà bầu còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là tụt huyết áp.
Có khoảng 90% bà bầu gặp phải tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Từ tuần thứ 12, cảm giác này sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ốm nghén không phải là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Thậm chí trong một vài trường hợp chứng ốm nghén còn là tín hiệu cho thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bà bầu nào bị nghén nặng thì sẽ rất khó chịu. Mẹ có thể gặp khó khăn khi ăn, uống, nghỉ ngơi... của mình. Một số phụ nữ mang thai không ăn được khi ốm nghén. Điều này gây ra nguy cơ thai nhi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng để phát triển.
Trong quá trình mang thai, đa số các thai phụ đều phải trải qua tình trạng ốm nghén ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được làm rõ. Một số giả thuyết được đề xuất thì cho rằng, ốm nghén ở bà bầu là do sự thay đổi tiết tố của tuyến sinh dục ở người mẹ. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra hormone này còn làm chậm khả năng tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu. Sau khoảng 48 - 72 giờ, lượng hormone có thể tăng gấp đôi và tiếp tục tăng lên trong suốt thai kỳ.
Các triệu chứng của ốm nghénCác triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi, vị của các thực phẩm như thịt, cá còn sống… thai phụ sẽ có cảm giác buồn nôn và bị nôn mửa. Ngoài các triệu chứng trên, nhiều bà bầu ốm nghén còn có những biểu hiện như:
+ Ốm nghén ngủ: Nghén ngủ là tình trạng cơn buồn ngủ bất chợt ập đến mặc dù mẹ bầu đã ngủ rất nhiều giờ trong ngày. Giấc ngủ của mẹ có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ từ 10-12 tiếng. Nguyên nhân của hiện tượng nghén ngủ là do hormone progesterone sản sinh, tác động đến benzodiazepine kích thích GABA từ đó làm mẹ buồn ngủ.
+ Ốm nghén chua: Bà bầu bỗng thèm và ăn đồ chua liên tục là biểu hiện đầu tiên dễ phát hiện mẹ mang thai.
+ Ốm nghén cay: Mẹ bầu khi nghén cay sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn đồ ăn có vị cay. Tùy vào mức độ nghén mà mẹ hoàn toàn có thể ăn cay vừa đến rất cay, mặc dù trước đây không thể ăn loại thực phẩm này.
Tuy nhiên có bà bầu bị buồn nôn rất nhiều lần trong ngày, cơ thể luôn mệt mỏi, chán chường. Vì thế các chuyên gia đã chia ra làm 2 loại ốm nghén. Đó là ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ.
- Chứng ốm nghén thông thường:
+ Nôn vừa phải nên thức ăn vẫn được giữ trong dạ dày.
+ Khoảng 80% thai phụ gặp phải tình trạng này.
+ Giảm từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sớm hơn.
+ Ốm nghén thông thường không gây sút cân.
+ Để điều trị, chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn.
+ Nôn nhiều nên thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra ngoài
+ Khoảng 1 – 1,5% thai phụ gặp phải.
+ Ốm nghén nặng có thể kéo dài suốt thai kỳ.
+ Bà bầu có thể giảm từ 2 – 10kg.
+ Để điều trị bà bầu phải dùng thuốc hoặc nhập viện.
+ Khi bị ốm nghén nặng, nếu có thêm những triệu chứng này cần phải khám ngay:
* Nước tiểu rất sậm màu hay không tiểu sau 8 giờ.
* Không ăn uống trong 24 giờ.
* Mệt mỏi nhiều, chóng mặt và ngất khi đứng dậy.
* Đau bụng
* Sốt từ 38 độ trở lên.
* Nôn ra máu.
Làm thế nào để thoát khỏi cơn ốm nghén?- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn càng nhiều càng tốt. Stress và mệt mỏi có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn.
- Bà bầu nên uống từng ngụm nhỏ và thường xuyên. Việc này có thể giúp ngăn ngừa nôn hơn là bạn uống một lượng nước lớn cùng một lúc.
- Tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc có mùi tanh, ngấy.
- Chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế để dạ dày trống vì có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn. Bạn cần giữ lượng đường trong máu không xuống quá thấp bằng cách ăn một lượng nhỏ thức ăn ít đường, thực phẩm giàu chất xơ hay chứa nhiều carbohydrate và ít chất béo như bánh mì, cơm hoặc mì ống.
- Bà bầu nên ưu tiên ăn những thực phẩm dễ ăn như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn.
- Gừng được xem là một trong những phương pháp giúp giảm buồn nôn. Mẹ có thể sử dụng gừng dưới dạng sản phẩm như bánh quy gừng, trà gừng hoặc dùng sirô gừng, viên nang hoặc viên nén.
- Áp dụng cách bấm huyệt cũng có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa.
- Nếu như những việc thay đổi lối sống và các liệu pháp hỗ trợ khác không có tác dụng, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên việc này cần có sự tư vấn của bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ chồng tỷ phú Mỹ tuyên bố cứng sau khi bị Đàm Vĩnh Hưng kiện, hé lộ thêm vụ Mr.Đàm đứt lìa vài ngón chân
Bà là 'người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc', từng kết hôn hai lần và không có con, hiện đã 72 tuổi mà vẫn xinh đẹp đáng ghen tị
'Ký ức' bên sông Hàn: Chương trình nghệ thuật chạm đến trái tim
Được Hoài Linh trao đặc quyền, Hoài Lâm quyết từ bỏ?
Trương Nghệ Mưu: Năm đó tôi đang định cưới Củng Lợi, lại bị một người đàn ông hủy hoại tất cả
Jang Dong-gun nên duyên cùng Kim Hee-ae trong phim "Gia đình hoàn hảo"