Văn hóa

Nam NSND được mệnh danh là 'quái kiệt', từng diễn 1 vai chỉ nói 2 chữ nhưng bỏ vai là hủy cả tuồng

Người NSND cả đời cống hiến cho nghệ thuật cải lương, là huyền thoại khiến đàn em trong nghề ai cũng kính nể.

Mỹ Tâm và fan nhảy cực sung tại buổi xem chung đĩa liveshow Tri Âm lịch sử / Hồ Quỳnh Hương, Phạm Phương Thảo… hội ngộ tại chương trình nghệ thuật mừng lễ Vu Lan 2024

Xuất hiện tại chương trình The Jimmy TV phát sóng mới đây, nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thập niên 1970 Hà Mỹ Xuân đã có những chia sẻ gây chú ý về những tiền bối vang danh một thời. Trong đó phải kể đến NSND Ba Vân.

Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân

Nhắc đến huyền thoại một thời, bà Mỹ Xuân hết lời khen ngợi: "Nghệ sĩ Ba Vân được gọi là quái kiệt trong nghề. Nhưng nếu gọi quái kiệt thì chưa hết được về tài năng của ba Ba Vân. Bình thường những nghệ sĩ cải lương khác khi hát một vai nào đó trong một vở tuồng đều phải ca nhiều câu vọng cổ. Có những vai phải ca từ đầu tới cuối tuồng. Riêng ba Ba Vân lại có một biệt tài khiến ai cũng phải nể phục.

Có một vở tuồng mà ba Ba Vân chỉ ca duy nhất hai chữ. Trong tuồng đó, ba đóng vai đứng hầu vua, vua truyền lệnh và nhân vật của ba chỉ đáp lại bằng hai chữ, không có chữ thứ ba. Vậy mà khi ba Ba Vân không hát nữa, cả tuồng đó phải hủy vì không ai thế được vai của ba. Nghệ thuật khó ở chỗ đó, không phải thi xem ai ca dài hơn hay diễn sướt mướt".

Nghệ sĩ Ba Vân

Nghệ sĩ Mỹ Xuân thừa nhận bà học hỏi được từ NSND Ba Vân cách tiết chế khi biểu diễn, ca sao cho vừa sức mà vẫn hay vì không ai có thể trẻ mãi, khỏe mãi để ca những câu dài vài chục chữ. Cái tầm của người nghệ sĩ lão luyện chính là không cần ca dài vẫn khiến khán giả phải trầm trồ, vỗ tay.

Chân dung nghệ sĩ Ba Vân

NSND Ba Vân (3/5/1908 - 24/8/1988) tên thật là Lê Long Vân, quê ở làng An Bình Đông, An Đức, Ba Tri, Bến Tre. Sinh ra trong gia đình đông anh em nhưng từ nhỏ ông đã được học nhạc bài bản, biết chời nhiều nhạc cụ như trống, đồ ngang, chọi bạc, đàn tranh và đàn kìm. Với chất giọng thanh, trong, ông sớm được chú ý và bắt đầu được mời đi hát tiệc trong làng từ năm 1917. Ông tham gia nhiều gánh hát, lưu diễn từ Bắc vào Nam, là một trong những cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu cải lương. Năm 1984, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt 1. Khi qua đời, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Chùa Nghệ Sĩ.


Theo SHTT&ST
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm