Nàng Hậu đã đẹp còn học giỏi, 24 tuổi sự nghiệp đang lên thì ẩn rồi tuyên bố "sốc": Riêng cách nuôi dạy con gái thì ai cũng nể
MC Quyền Linh, Cẩm Ly “cười ra nước mắt” khi nghe NSƯT Kim Tử Long thắc mắc vì sao mình chưa dính COVID-19 / Trang Nemo giàu cỡ nào: Tậu siêu xe triệu đô trong 30 phút, mua đất 5 tỷ tặng sinh nhật mẹ
Phan Thị Ngọc Diễm đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam vào ngày 2/8/2008. Người đẹp sinh năm 1987 lúc đó gây ấn tượng với gương mặt có nét tây, vóc dáng cao ráo và lối trò chuyện lưu loát trước đám đông. Tuy nhiên khi đang tỏa sáng ở đỉnh cao sự nghiệp, nàng Hoa hậu bất ngờ "im hơi lặng tiếng". Sau đó, cô tuyên bố mình là mẹ đơn thân khiến mọi người vô cùng "sốc".
Có thể nói, Ngọc Diễm là một trong những người đẹp chứng minh định kiến "chân dài não ngắn" là sai lầm. Cả khi đi học cho tới sau này, chị luôn được đánh giá là thông minh, giỏi giang. Khi đăng quang Hoa hậu, Ngọc Diễm là sinh viên của trường Đại học Ngoại thương đình đám. Điểm chuẩn của trường này luôn nằm trong top của các trường ĐH cả nước. Và sinh viên của trường tất nhiên đều "không phải dạng vừa".
5 nguyên tắc dạy con đáng nểKhông dừng lại ở vị trí Hoa hậu, người đẹp còn làm tốt nhiều lĩnh vực. Cô sở hữu và điều hành một công ty truyền thông nhiều năm qua và còn là một người mẹ đơn thân được nhiều người ngưỡng mộ.
Ngọc Diễm có một con gái tên Chiko năm nay 11 tuổi. Chiko đang theo học một trường quốc tế tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cô bé học võ Vovinam và đạt được nhiều thành tích. Nhóc tỳ cũng dạn dĩ trước ống kính do thường được mẹ đưa đi catwalk trong cácshow thời trang trẻ em. Cô bé còn học thêm piano, violin.
Hoa hậu Ngọc Diễm chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ đơn thân. Theo đó, cô luôn đặt ra và tuân theo 5 nguyên tắc dạy con.
Nguyên tắc số 1: Yêu thương
Luôn thể hiện với con, bố mẹ luôn luôn yêu thương con và con không cần phải hoài nghi về việc đó. Kể cả khi bố mẹ nghiêm khắc, la mắng, vẫn luôn thể hiện là yêu thương con. Tránh sử dụng những lời nói làm con cái hoài nghi là bố mẹ có yêu thương mình hay không? Ví dụ:
- "Con hư là mẹ không yêu đâu!".
- "Mẹ chỉ yêu khi con ngoan ngoãn, nghe lời mẹ".
- Tệ hơn nữa là "Mẹ hết yêu con rồi!".
Trẻ con chưa đủ khôn để nhận thức được tình yêu của bố mẹ dành cho mình lớn như thế nào. Nên những lời tưởng vô thưởng vô phạt như vậy rất dễ tạo vết hằn tâm lý cho con cái, khi lớn hơn, đối diện với nhiều mối quan hệ xã hội và va vấp trong cuộc sống, đứa trẻ sẽ hoang mang về những điểm dựa tin cậy của mình.
Bên cạnh đó, dạy con về cách yêu thương mọi người, để điều tốt nhất con muốn nhận cũng là điều con muốn dành cho những người mà con yêu quý.
Nguyên tắc số 2: Nguyên tắc
Bố mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng không phải bố mẹ nào cũng hành động đúng để thể hiện những yêu thương đó. Nguyên tắc giúp định hình một số tính cách của con trẻ và việc thực hành những nguyên tắc này sẽ giúp con phát triển thói quen, tính cách tốt. Một số ví dụ về nguyên tắc mà Diễm áp dụng với Chiko như sau:
- Nguy hiểm: Nhận dạng những vật/việc nguy hiểm và tuyệt đối không tiếp xúc/thử những việc đó.
- Chịu trách nhiệm: Con là người yêu thương con nhất và chịu trách nhiệm về con. Không kỳ vọng người khác phải yêu thương con như ba mẹ.
- Giải quyết vấn đề: Mẹ hiểu con buồn khi con khóc nhưng khóc không giải quyết vấn đề. Con muốn gì con hãy nói và thuyết phục những người liên quan.
- Mọi số nguyên tắc khác liên quan đến dinh dưỡng, học tập, giải trí, tuỳ độ tuổi mà bố mẹ có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng tiếp nhận và thực hành của con.
Quan điểm của Diễm, yêu thương mà không có nguyên tắc là thảm họa. Bố mẹ có thể tham khảo về cách xây dựng những nguyên tắc tốt cho con qua cuốn "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" của tác giả Satra Imas nhé.
Nguyên tắc số 3: Trung thực và tin cậy
Ba mẹ là hình mẫu của sự trung thực và thống nhất với con cái về sự trung thực trong gia đình: trung thực với người khác và trung thực với chính mình. Trung thực với người khác thì dễ hiểu rồi, còn làm sao để trung thực với chính mình?
Chúng ta không ép mình phải thể hiện là hài lòng khi chúng ta không thấy hài lòng. Không ép mình phải vui khi lòng buồn nặng trĩu. Nói chung, là để cho đứa trẻ được sống thực với cảm xúc của mình và được quyền bộc lộ đúng cảm xúc đó. Việc điều chỉnh cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực là câu chuyện khác bố mẹ ha.
Tất nhiên, khi chọn trung thực, bố mẹ phải đối diện với việc mình không hoàn hảo, mình không phải lúc nào cũng đúng với con cái và mình có những sai lầm (đôi khi có những cái sai rất xấu hổ). Khi sai thì nhận lỗi và sẽ cố gắng sửa chữa.
Kết quả đầu ra, con trẻ sẽ:
- Dám nhận sai khi biết sai mà không lo sợ, giấu giếm.
- Có người chia sẻ về cách để sửa sai.
- Luyện thành một thói quen, tính cách tốt để đối diện với những vấn đề phức tạp của cuộc sống sau này.
- Lòng đứa trẻ rất thanh thản, không mâu thuẫn nội tâm, không có nút thắt.
Nguyên tắc số 4: Làm bạn với con
"Làm bạn với con" không chỉ là khẩu hiệu, mà là sự thay đổi về tư duy, hướng đến thay đổi những hành động cụ thể trong việc dạy con. Như thế nào là một người bạn tốt, đúng nghĩa của con?
- Là một người bạn tin cậy, bình đẳng, không áp đặt và không phán xét.
- Bố mẹ không "hơn" con, bố mẹ chỉ nhiều trải nghiệm hơn con (dĩ nhiên, vì sống lâu và nhiều tuổi hơn mà). Nên những câu "Trứng đòi khôn hơn vịt","Bố mày nói chỉ có đúng!", tốt nhất không nên dùng. Vì nhiều kinh nghiệm hơn, nên vai trò của "người bạn lớn" là định hướng, chỉ dẫn, chứ không áp đặt con theo ý mình.
- Cần tôn trọng ý kiến và thể diện của con (nhất là khi con qua 5 tuổi). Qua đó dạy con cách tôn trọng người khác.
- Bạn bè thì phải chơi với nhau. Dành thời gian chơi với con: thể dục thể thao chung; du lịch chung; xem phim chung... Phải có cái chung thì mới gắn kết. Mẹ Diễm và Chiko thường hay xem phim Doraemon với nhau vào cuối tuần hay buổi tối trước khi ngủ.
- Tiết mục tâm sự: Bạn bè thì cần chia sẻ với nhau. Lúc ăn cơm hoặc trước khi ngủ là lúc tốt nhất để chia sẻ.
Nguyên tắc số 5: Trao quyền
Đây là nguyên tắc rất quan trọng để bố mẹ có nhiều thời gian hơn để tập trung cho những công việc khác, thay vì phải quản thúc, nhắc nhở con từ việc lớn đến việc nhỏ. Trao quyền cho một đứa trẻ đòi hỏi bố mẹ phải tin tưởng con, đào tạo con; kiên nhẫn với con, chấp nhận sai, động viên khích lệ và khen thưởng.
Tin tưởng rằng con sẽ làm được những việc theo từng độ tuổi. Lâu lâu, thử thách con ở những việc quan trọng và lớn hơn (ví dụ: cho con chọn phim, chọn nhà hàng khi đi ăn; cho con tổ chức chuyến đi chơi cho cả nhà; cho con lên kế hoạch học tập của con trong 1 năm...).
Đứa trẻ thì không biết gì, chắc chắn rồi. Nên khi trao quyền là đi kèm với chỉ dạy & chỉ dạy một cách rất rất kiên nhẫn. Đứa trẻ nào thiên phú thông minh sáng láng, tiếp thu nhanh thì khỏe, đứa chậm hơn rất cần bố mẹ kiên nhẫn và ôn hoà. Mình không ôn hoà được với con, rất khó ôn hoà được với ai.
Chấp nhận sai và động viên, khích lệ là cái dễ hiểu nhưng không dễ để thực hành vì tâm lý con người là không hài lòng thì dễ dẫn đến bực bội, nhất là khi mình đã chỉ dạy rồi mà vẫn làm sai. Cái này bố mẹ vừa rèn con và vừa phải rèn mình, "dạy cha rồi mới dạy con".
End of content
Không có tin nào tiếp theo