Ngày Tết nên làm gì để mang lại may mắn?
Hé lộ loạt ảnh hiếm về anh trai ruột Xuân Bắc, khán giả ngỡ ngàng vì cả hai giống nhau đến từng centimet / Các nghệ sĩ gặp thử thách bất ngờ “ngoài sức tưởng tượng” trong “Có hẹn cùng thanh xuân”
Vui vẻ, hứng khởi
“Đầu năm vui tươi, cả năm hạnh phúc”, hãy gạt bỏ những muộn phiền, lo toan của năm cũ để cùng nhau đón chào năm mới bằng tâm trạng tươi vui, hứng khởi. Trao cho nhau những lời chúc lành, những nụ cười rạng rỡ… để đón Chúa Xuân về với mỗi chúng ta.
Trong tiết xuân phơi phới, con người cũng muốn gần gũi với nhau nhiều hơn. Hãy cố gắng cư xử hòa nhã, vui vẻ, tránh bất đồng với mọi người để cả năm đều được người khác quý mến, yêu thương.
Đi lễ nhà thờ, lễ chùa cầu bình an
Tùy vào tôn giáo, phong tục tín ngưỡng mà mỗi người có cách thể hiện riêng với vị thần linh của mình để cầu bình an và may mắn dịp đầu xuân. Đối với người Công giáo, những ngày Tết Nguyên đán, các tín hữu sẽ đến nhà thờ, dự lễ và cầu xin Chúa ban cho những người đã khuất được sớm về Trời, những người còn sống được may mắn khỏe mạnh, công ăn việc làm được “thuận buồm xuôi gió”.
Đối với đồng bào Phật tử, đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau đi chùa, cầu mong cầu những điều hạnh phúc. Theo quan niệm của nhiều người, đi chùa trong đầu năm mới sẽ giúp cho tâm hồn được an nhiên, bình an.
Chúc Tết đầu xuân
Truyền thống bao đời nay của người Việt là đến nhà người thân, bạn bè để chúc Tết mỗi dịp xuân về. Khi đi chúc Tết bạn cũng sẽ nhận được những lời chúc may mắn từ mọi người. Không chỉ vậy đây còn là dịp để gặp lại người thân, bạn bè đã rất lâu không hội ngộ.
Tảo mộ
“Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn”. Tết đoàn viên cũng là dịp để tưởng nhớ và ghi ơn những bậc tiên tổ. Tảo mộ trong ngày Tết là thăm viếng và tưởng nhớ người đã khuất với tấm lòng thành kính. Đối với nhiều người tảo mộ là để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình.
Cho và nhận bao lì xì
Đây là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt, tượng trưng cho sự may mắn. Người cho trao đi sự may mắn, người nhận nhận lại sự may mắn để một năm cùng được an lành và thịnh vượng.
Hái lộc
Tục hái lộc đầu xuân đã có từ thời xa xưa. Cành lộc nhỏ nơi thờ tự, đền chùa mang về treo nơi hiên nhà hay cắm vào bình hoa sẽ được thần linh ban cho may mắn, tiền tài.
Tuy nhiên, không nên chọn lộc ở cây nhỏ, lấy cành to um tùm bằng cả bắp tay khiến gãy cây, chết cây. Việc này không chỉ để lại rác nơi sân vườn chùa miếu, tạo ra cảnh tượng hỗn loạn lúc giao thừa.
Ngày nay, nhiều nơi không bẻ cành hái lá, mà thay vào đó là treo lên cây những bao lì xì bên trong chứa những lời hay ý đẹp, tiền mừng tuổi… để mọi người nhận lộc.
Xông đất
Theo quan niệm xưa, xông đất xông nhà hay đạp đất là việc người đầu tiên đến chúc Tết gia đình là người hợp tuổi hợp mệnh gia chủ trong năm Âm lịch đó thì gia đình sẽ gặp may mắn, thuận lợi và tiền tài cả năm.
Tìm người xông đất thích hợp với chủ nhà luôn rất được xem trọng. Đó thường là người trụ cột gia đình, khỏe mạnh, tốt tính, gương mặt sáng sủa, kinh tế khá giả hay có học thức, vị thế trong xã hội. Có cách khác là tự người thân trong nhà xông đất cũng tốt.
Ngày nay thì việc phụ nữ xông nhà đầu năm không còn là vấn đề nghiêm trọng hay bị ngăn cấm so với hủ tục xưa.
Đi chợ Tết, chợ hoa
Chợ Tết chính là lúc để mọi người mua sắm đồ dùng, thực phẩm phục vụ ngày Tết thật đuề huề, bù đắp cho những ngày làm việc vất vả trong năm qua. Tết cũng là dịp để những người đi buôn bán được hết hàng, thu hồi được vốn lẫn lời, chuẩn bị cho một năm mới làm ăn phát đạt hơn. Chợ Tết đôi khi cũng là dịp để chúng ta “trẩy hội” mua những món đồ may mắn, yêu thích.
Nghe nhạc vui vẻ, sôi động
Những giai điệu bắt tai, sôi động và vui tươi sẽ mang đến niềm vui, sự phấn khích cho mọi người. Những bài hát về Tết, mùa Xuân, ca ngợi đất nước, tình yêu sẽ giúp bạn yêu đời hơn, hòa mình vào không khí xuân.
Viết điều ước đầu năm
Viết ra những điều ước đầu năm là viết ra những tâm nguyện, mong muốn đạt được trong năm tới. Những kiểu điều ước được viết nhiều nhất là mong cha mẹ luôn mạnh khỏe, mong có nhiều tiền, chóng thoát ế, lập gia đình…
Khai bút đầu xuân
Tục khai bút ban đầu dành cho tầng lớp nho sinh, quan lại phong kiến dần trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Ngày đầu xuân, mở trang giấy trắng, viết vài dòng cảm nghĩ hay làm một bài tập nào đó trở nên quen thuộc với bất kỳ cô cậu học sinh nào.
Người lớn cũng nên duy trì thói quen tốt đẹp mỗi dịp năm mới để lấy may, để cầu mong một năm thuận lợi cho con đường sự nghiệp, công việc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Soi' bằng chứng rạn nứt giữa Hoa hậu Phạm Hương và ông xã đại gia ở Mỹ, thực hư ra sao?
Sự đối lập giữa Jack - K-ICM: Người chung thuỷ với bạn gái từ lớp 11, người bỏ con, cắm sừng bạn gái
Động thái mới nhất của Jack sau khi bị réo tên vụ Thiên An từng bỏ thai 2 lần trước khi sinh bé Sol
Á hậu Phương Nhi qua góc nhìn của bạn học: Mặt mộc 'sáng rực', tính cách thật mới gây bất ngờ
Cuộc sống của danh hài Hoài Linh ở tuổi U60: Tăng 6kg, thích đi rẫy, nuôi chim
Phương Oanh hé lộ tình trạng hôn nhân hiện tại: 'Lúc chành chọe giống hệt như chưa hiểu gì về nhau'