Văn hóa

Nghệ sĩ Giang 'còi': 'Những cuộc hôn nhân tan vỡ khiến người tôi chi chít sẹo'

“Cuộc hôn nhân nào tan vỡ cũng để lại những vết sẹo và người tôi bây giờ chi chít sẹo”, nghệ sĩ Giang “còi” chia sẻ.

Không ở với bố, mẹ đã đi lấy chồng, cuộc sống con trai Ngô Kiến Huy giờ ra sao? / Những bức ảnh đời thường về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của 2 nhiếp ảnh kỳ cựu

>> DÒNG SỰ KIỆN HOT: THĂNG TRẦM CỦA HOA HẬU, NGƯỜI ĐẸP VIỆT

Anh từng phản đối rất kịch liệt chuyện lạm dụng hotgirl để đưa vào hài tết câu sự tò mò của khán giả. Vì sao anh vẫn nhận đóng phim có sự tham gia của các hotgirl vậy?

Tôi rất phản đối chuyện lấy hotgirl đưa vào phim ảnh, nhất là các sản phẩm hài tết. Những phim họ mời tôi làm đạo diễn hoặc nhà sản xuất tôi cũng bỏ ngay cái ý tưởng lấy hotgirl đóng phim. Phim “đứng” hay “đổ” không phụ thuộc vào ngực và mông của các cô gái trẻ.

>> Xem thêm: Những sao nam showbiz Việt “quên mình” lấy vợ đại gia hơn tuổi

Nếu muốn làm những bộ phim gợi dục cảm của người xem tôi vẫn có thể làm được nhưng nhất quyết đó không thể là hài tết. Chúng ta không thể nhập nhằng và đánh lận tất cả mọi thứ vào phim hài tết, một sản phẩm đòi hỏi phải mang được tiếng cười vui vẻ trong ngày xuân.

MC Thảo Vân và nghệ sĩ Giang còi trong hậu trường ghi hình một chương trình truyền hình.
MC Thảo Vân và nghệ sĩ Giang "còi" trong hậu trường ghi hình một chương trình truyền hình.

Những phim của tôi làm đạo diễn hoặc nhà sản xuất phải hạn chế đến mức tối đa chứ không thể đặt nặng chuyện đó được. Khi họp đoàn phim để quyết định bắt tay sản xuất bộ phim, tôi sẽ đưa ý kiến của mình là kiên quyết không cho các bạn hotgirl không biết diễn xuất vào.

>> Xem thêm: Vừa tậu xe tiền tỷ, Khổng Tú Quỳnh "tân trang nhan sắc" với bộ ảnh gợi cảm

Nếu nhà sản xuất nhất quyết phải đưa hotgirl vào thì bao giờ tôi cũng phải trao đổi với các em ấy trước khi bước vào cảnh quay. Thậm chí, có những cảnh quay tôi sẵn sàng diễn đi diễn lại để các bạn hotgirl biết thế nào là diễn vì các bạn ấy không có nghề.

Mấy bạn hotgirl mới chỉ 18 - 19 tuổi, nếu vào trường học cũng chỉ mới sinh viên năm nhất, năm hai… sao mà có nghề được. Kể cả mấy bạn học 4 năm trong trường khi tốt nghiệp còn không có nghề nữa là. Chính vì lẽ đó mà bây giờ các em ấy rất quý tôi. Đứa thì gọi “bố”, đứa thì gọi “thầy”.

>> Xem thêm: Cuộc sống với biệt thự đồ sộ, dinh cơ hoành tráng của Lan Khuê và ông xã đại gia

 

Diễn với các hotgirl anh không cảm thấy khó chịu sao?

Khó chịu chứ, thậm chí có những bạn rất “ù lì”. Có thể gọi là “đẩy xe bò” mà lại “đẩy xe bò” bánh vuông” tức không diễn nổi. Tuy nhiên, cũng có những cái mà đôi khi mình cũng phải thông cảm là những phim đòi hỏi phải mang lại doanh thu thì họ buộc phải chọn những hotgirl có lượng follow (theo dõi) cao để còn “đảm bảo rating”.

Nghĩa là một bộ phim muốn đạt được lượng người xem cao thì phải xét trên nhiều khía cạnh. Nhưng không vì thế mà người ta mặc nhiên làm cho hài tết thành ra rẻ rúng, nhảm nhí, lố bịch được.

>> Xem thêm: Những tuyệt sắc giai nhân dìm đối phương trong đôi mắt biển hồ

Hài tết bây giờ rất nhiều về số lượng và thể loại. Tuy nhiên, theo anh yếu tố nào để một hài tết đúng nghĩa là “đặc sản”?

 

Xu thế của người xem thay đổi rất nhiều. Vài năm gần đây, xuất hiện cụm từ hài nhảm, hài lố, hài rẻ tiền… Thể loại hài này càng ngày càng nhiều lên. Chẳng có lí do gì cũng cười “hềnh hệch”, rất vô duyên.

Tình cảm của con người gồm “hỷ - nộ - ái - ố” nghĩa là không phải bao giờ người ta cũng chỉ thích cười. Những gì sâu xa và thậm chí sẵn sàng khiến người ta khóc sẽ đi sâu vào lòng khán giả.

Nhiều lúc tôi tự hỏi, liệu bây giờ còn phim hài tết nữa không. Tôi thấy thị trường bây giờ bát nháo, hỗn độn, loạn xạ… Muốn hài Tết lấy lại vị thế là “đặc sản” đòi hỏi phải làm phim hay, có nội dung, thông điệp rõ ràng. Khóc ra khóc, cười ra cười… chứ không phải cù vào nách người ta.

Nhà sản xuất và đạo diễn phải ý thức được điều đó để đào bới đến tận cùng vấn đề. Tạo ra tiếng cười hay tiếng khóc cũng đều phải xoáy vào lòng người chứ không phải chỉ mơn trớn bên ngoài. Bây giờ tôi thấy người ta dễ dãi với nghề quá.

Một khi đã ra được vài bộ phim tốt, người ta sẽ có cái để so sánh và dần dần những phim yếu sẽ bị đào thải đi. Khán giả được nâng tầm thưởng thức, tự nhiên họ cũng sẽ không còn thích xem hài tục, hài nhảm, hài lố… nữa.

 

Theo anh, có phải bây giờ người ta bị chi phối bởi đồng tiền quá nhiều, bên cạnh đó lại thiếu những người làm phim có tâm - tầm nên mới nảy nòi ra nhiều hài nhảm, hài lố đến thế?

Cả hai cái đều đúng cả. Muốn có một lớp diễn viên giỏi để diễn được “hỷ nộ ái ổ” là rất khó. Mấy anh diễn viên hài thường được mời đi sự kiện hoặc đi diễn cùng các đoàn ca nhạc... cát sê sao, nổi tiếng nhanh nên người khác cũng bắt chước đi học hài để kiếm tiền. Nhưng hài thì học làm sao được.

Trong trường Sân khấu - Điện ảnh không ai dạy làm diễn viên hài cả. Cái đó thuộc tố chất của người diễn viên rồi, làm sao mà học được.

Năm nào anh cũng đóng hài tết. Anh có sợ đóng quá nhiều những phim này sẽ bị rơi vào “lối mòn” của chính mình?

Diễn viên không được phép sa vào lối mòn bởi đấy là con đường tự sát. Không chỉ có diễn viên không mà họa sĩ, ca sĩ, kiến trúc sư… nếu bức tranh/vai diễn/ bài hát nào cũng na ná như nhau sẽ đi vào con đường mòn. Riêng bản thân tôi, nếu diễn chục vai diễn mà vai nào cũng na ná như nhau thì tôi sợ lắm. Tôi phải soi lại chính mình và tìm cách làm mới mình ngay. Tôi nghĩ rằng, mình làm ít mà hay còn hơn làm nhiều mà dở.

 

Đã bao giờ cứ mỗi lần diễn xong anh lại phải xem lại cảnh mình vừa diễn cho bằng được để xem lại cách diễn của mình?

Hồi đạo diễn Phạm Đông Hồng còn sống, khi quay “Chí Phèo ngoại truyện” tôi rất áp lực. Mỗi lần diễn xong tôi lại chạy về phía máy quay đòi anh Phạm Đông Hồng cho xem bằng được những cảnh mình vừa quay xong. Xem để biết ông Chí Phèo trong phim và ông Giang “còi” có giống nhau không.

Sở dĩ như thế vì các diễn viên thường có thói quen là khi diễn thành nếp sẽ rất khó thay đổi. Lúc mình nhập vai là như lúc lên đồng, không điều khiển được mình nữa. Và mình cứ “ngựa quen đường cũ”, quay về với cách diễn quen thuộc sẽ tự “tiêu diệt” mình. Đó là lí do tôi phải nắn

Kế hoạch tết năm nay của bố con anh như thế nào?

Tôi cũng chưa có kế hoạch gì cả vì đợt này tôi đi suốt. May là các con cũng đã lớn nên chúng đã tự biết lo liệu mọi thứ. Có hôm buổi trưa tôi vội vàng phi xe về để nấu cơm cho con nhưng về đến nơi thì thấy các con đã chuẩn bị đâu ra đấy rồi.

 

Có điều là các con bây giờ học hành căng thẳng quá. 12h trưa mới học về, ăn vội bát cơm rồi 1h15 đã đi học tiếp, đến 4 - 5h chiều mới về tới nhà. Ăn cơm vội cơm tối rồi trời nhá nhem lại giở sách ra học tiếp. Nếu để các con tự nấu cơm thì cũng không thể nấu cơm kịp.

Mối quan hệ với vợ cũ và họ có cùng anh san sẻ trách nhiệm nuôi con?

Mối quan hệ của tôi với những người đó chẳng còn gì nữa cả. Tôi cương quyết, những người đó không phải là bạn tôi. Có thể trong cuộc sống mỗi người có những tính cách khác biệt. Tôi xây dựng gia đình của tôi theo một cách riêng, nếu người ta không có những tiêu chí đó, người ta có thể buông.

Cũng trên mảnh đất tôi đang ở, có người xây lâu đài, có người xây chòi lá cọ… tôi thích trồng cây. Tôi không thích nguy nga tráng lệ mà chủ yếu hướng đến xây dựng hạnh phúc bên trong. Nếu người ta cảm thấy có thể cùng tôi xây dựng hạnh phúc theo hướng đó thì bước tiếp với nhau còn không cùng chí hướng người ta cứ việc đi.

Nghệ sĩ Giang còi cùng em và các con, cháu...
Nghệ sĩ Giang "còi" cùng em và các con, cháu...

Và người ta đi rồi mà mình cứ liên hệ với người ta thì chồng người ta sẽ nghĩ như thế nào. Đó là với những người lặng lẽ đi tìm hạnh phúc khác. Còn người nào phá hạnh phúc của tôi thì không thể là bạn của tôi được. Các con tôi cũng cảm nhận được điều đó.

 

Người nào phá hoại hạnh phúc gia đình tôi đương nhiên sẽ là kẻ thù của tôi. Không thể nào người ta phá hoại hạnh phúc gia đình mình mà mình vẫn tay bắt mặt mừng, cười cười nói nói thân thiện với người ta được.

Cuộc hôn nhân nào tan vỡ cũng để lại những vết sẹo và người tôi bây giờ chi chít sẹo.

Trong ngần đó năm anh "gà trống nuôi con", anh sợ nhất điều gì?

Có lẽ trong lá số tử vi của tôi có cung “gà trống nuôi con” hay sao ấy (cười). Lúc đầu tôi nuôi hai thằng lớn rồi sau này lại nuôi hai đứa nhỏ. Hai đứa lớn thì đã có gia đình và đi xa hết rồi, hai đứa bé thì một đứa lớp 9, một đứa lớp 6. Mỗi lần ba về hai đứa lại nhảy ra tranh nhau ôm ba. Tối cũng tranh nhau ngủ với ba. Tôi xem đó là niềm vui nho nhỏ.

Các con có bao giờ giục bố lấy vợ mới?

 

Chúng nó có bảo nhưng chỉ nói mồm thôi (cười). Những hôm nào đi làm về đau lưng, mỏi chân… bảo chúng nó bóp, chúng nó bảo “Ba lấy vợ đi”. Nhưng có cô nào đến thì chúng nó khảo như khảo “tội phạm”, rồi chúng bắt bẻ, vặn vẹo… làm người ta khiếp vía chạy xa.

Cảm ơn anh đã chia sẻ thông tin.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm