Văn hóa

Nghệ sĩ tên tuổi cũng căng băng rôn vì bị cắt lương, bảo hiểm

(DNVN)- Từ khiTổng Công ty vận tải thủy Vivaso "nhảy vào" Hãng phim truyện Việt Nam, dồn dập sóng gió từ cuộc "hôn nhân" lệch pha này. Đỉnh điểm là, trước Tết Nguyên đán, "ông chủ" Vivaso đã "thẳng tay" với các nghệ sĩ có tên tuổi.

Top 10 phim được "lùng" nhiều nhất xứ Trung: Như Ý Truyện đứng đầu, Diên Hi Công Lược bất ngờ "out" khỏi danh sách / Nghệ sĩ nào nhận nhiều cát sê nhất mùa hài tết 2019?

Sáng nay, 17/1, nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong làng điện ảnh nước nhà phải căng băng rôn tại Hãng Phim truyện Việt Nam, vì bị "ông chủ" - Tổng Công ty vận tải thủy Vaviso cắt lương từ tháng 7/2018 và Vaviso còn "mạnh tay" cắt luôn bảo hiểm từ ngày 15/1.
Từ ngày Hãng phim truyện Việt Nam cổ phần hóa, Tổng Công ty Vaviso chuyên kinh doanh vận tải thủy bỗng trở thành "ông chủ", từ đó các nghệ sĩ, đạo diễn tên tuổi đã gặp nhiều sóng gió. Và dư luận cho rằng, cuộc "hợp hôn" này Vaviso nhắm đến "miếng đất vàng" mà Hãng phim truyện Việt Nam đang sở hữu- số 17 Thụy Khuê ( Hà Nội)- nằm ngay ven hồ Tây thơ mộng.

Các nghệ sĩ bày tỏ thái độ xâm phạm quyền lợi chính đáng của các nghệ sĩ cũng như nhân viên của Hãng phim truyện Việt Nam- dù Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Khi nào Vivaso chưa thoái vốn xong thì vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho các nghệ sĩ, nhân viên Hãng phim truyện.

Thế nhưng, Vaviso vẫn kiên quyết "cạn tình" với các nghệ sĩ.

Theo tìm hiểu của PV, cuộc "hôn nhân" sớm tan vỡ giữa Tổng Công ty vận tải thủy với Hãng phim truyện Việt Nam, khởi nguồn từ kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị:

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Xây dựng kế hoạch và tổ chức cho nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty Vận tải Thủy - CTCP xin rút vốn trước thời hạn.

Chủ trì làm việc với nhà đầu tư mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo qui định và các đơn vị có liên quan thực hiện các quy trình, thủ tục tiếp nhận và chuyển giao Hãng phim truyện Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.

Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang Công ty cổ phần.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý đối với các đơn vị, cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm.

Truy thu nộp ngân sách nhà nước số tiền thuê nhà đất tại số 6 đường Thái Văn Lung. Đồng thời đề nghị UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai theo quy định của pháp luật; rà soát truy thu các khoản tiền thuê nhà, đất các đơn vị còn nợ đọng.

Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật.

Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du Lịch.

Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị vào tháng 6 cùng năm.

Hãng mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ bức xúc vì tình hình chậm lương, lương thấp và không có định hướng làm phim của ban lãnh đạo mới.

Ngày 13/10/2017, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra Hãng Phim truyện Việt Nam, từ năm 2014 - giai đoạn khởi đầu tiến trình cổ phần hóa - đến khi thành lập Công ty Cổ phần.


Hồ Khánh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm