Những bóng hồng là nguyên mẫu trong thơ nhạc
Cuộc thanh trừng chưa từng có trong lịch sử: Triệu Vy - Trịnh Sảng "ngã ngựa", Dương Mịch bị réo tên, 8 siêu sao khác liên lụy / Nhan sắc cuốn hút của vợ MC Thành Trung sau khi sinh đôi quý tử
Thu Trang Công Thị Nghĩa sinh năm 1932 tại làng Ngọc Hà (Hà Nội). Năm 1950, bà hoạt động trong tổ điệp báo nội thành Sài Gòn - Gia Định. Năm 1955, bà đăng quang cuộc thi sắc đẹp nhân kỷ niệm Hai Bà Trưng (được coi là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam). Sau đăng quang, bà được các hãng phim săn đón. Năm 1957, bà có bầu với đạo diễn Tống Ngọc Hạp (người đã có gia đình). Sự việc này thời bấy giờ là một scandal kinh khủng. Chính trong giai đoạn này bà đã “lạc” vào hồn thơ Bùi Giáng. Năm 1992, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lấy cảm hứng bài thơ Mắt buồn để tạo nên nhạc phẩm Con mắt còn lại.
Năm 1941, Nguyễn Bính ra mắt tập thơ Hương Cố nhân. Trong tập thơ này thi sĩ có nhiều bài thơ dành tặng cho một người con gái tài hoa mà ông gọi nàng dưới nhiều tên: Hương, Mai Thơ, Tây Thi… Người con gái đó là thi sĩ Anh Thơ, tên thật là Vương Kiều Ân. Nguyễn Bính và Anh Thơ có một sự tương đồng khi cùng viết về đề tài nông thôn. Sự tương đồng này đã đưa hai tâm hồn đến gần nhau.
Hầu hết hoàn cảnh ra đời của những bài thơ, bài hát nổi tiếng đều xuất phát từ tình yêu không trọn vẹn. Màu tím hoa sim của Hữu Loan được nhà thơ viết rất nhanh khi người vợ mới cưới đột ngột qua đời. Bài thơ được rất nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, có thể kể đến như: Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy), Chuyện người con gái hái sim (Hồng Vân), Màu tím hoa sim (Duy Khánh), Tím cả chiều hoang (Nguyễn Đặng Mừng)…
Nhớ của Nguyễn Đình Thi (1954) là một trong những bài thơ tình hay nhất của thời kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Đình Thi sáng tác bài thơ này để gửi đến “người yêu thiêng liêng” của mình là nhà báo, nhà thơ người Pháp Madeleine Riffaud. Nguyễn Đình Thi gặp Madeleine Riffaud tại Liên hoan Thanh niên Sinh viên thế giới tại Berlin và một “coup de foudre” (tiếng sét ái tình) giáng xuống hai người. Sau liên hoan đại hội này, họ vẫn duy trì mối tình xuyên lục địa bằng thư tín và Madeleine thi thoảng vẫn sang Việt Nam thăm cố nhân.
Người con gái ấy tên là Kim Anh, là ái nữ của một vị quan thượng thư dưới triều Bảo Đại. Nàng được rất nhiều chàng trai xứ Huế ái mộ, trong đó có Châu Kỳ. Nhưng anh chàng nghệ sĩ nghèo “rách xơ mướp” làm sao có thể sánh với tiểu thư khuê các, Kim Anh chẳng những không đoái hoài mà còn có những hành xử khiến Châu Kỳ bẽ bàng. Sau năm 1945, gia đình phá sản, Kim Anh phải lấy một sĩ quan người Pháp. Sau năm 1954, viên sĩ quan về cố quốc bỏ lại Kim Anh lưu lạc giữa chốn bụi đời.
Những nhà thơ thường vướng nợ đa tình. Phùng Quán cũng không thoát khỏi thói thường ấy. Năm 1984, Phùng Quán về Huế sau gần 40 năm xa quê. Và “tiếng sét ái tình” lại làm ông choáng váng khi ông gặp nhà văn Hà Khánh Linh (Nguyễn Khoa Như Ý). Từ cuốn sổ kẻ ngang mà nàng nhờ ông chép hộ một bài thơ, ông đã có cảm hứng để làm liền 13 bài thơ tặng nàng. Và từ 13 bài thơ này ông phát triển thành 13 chương tiểu thuyết Trăng hoàng cung (ở đó ông ca tụng nàng).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy tiết lộ thông tin quan trọng chuyện diễn viên Việt Trinh hiến xác sau khi mất
Ngọc Châm dùng trái tim để hát ở "Giai nhân 2"
Gil Lê gọi tên Chi Pu, Xoài Non lập tức tỏ thái độ, phản ứng trước camera khiến CĐM bàn tán
Đoàn Thiên Ân chính thức làm rõ mối quan hệ thực sự với Kỳ Duyên khiến dân tình ngỡ ngàng
Lương Bằng Quang phải kiếm 5 tỷ/tháng mới cưới được Ngân 98?
Ca sĩ Thanh Thúy sinh năm 1943 tại Huế, đi hát ở Sài Gòn từ năm 1959. Tài sắc của bà đã khiến nhiều “nam nhân” trong làng văn nghệ Sài Gòn thổn thức. Trịnh Công Sơn viết Ướt mi, Thương một người… vì Thanh Thúy, Tôn Thất Lập sáng tác Tiếng hát về khuya cũng vì Thanh Thúy… Năm 1962, Thanh Thúy được bầu là hoa hậu nghệ sĩ và là “Nữ ca sĩ ăn khách nhất” trong 3 năm liền (1959-1962).