Không chỉ Việt Nam, nhiều nước Á Đông cũng duy trì một số tập tục trong dịp tháng 7 Âm lịch. Mỗi nước có một tên gọi và những quan niệm khác nhau.
Nick Jonas và Hoa hậu Thế giới sắp tổ chức tiệc đính hôn ở Ấn Độ /
Váy cưới tối giản tôn nét gợi cảm của sao Việt
|
Trung Quốc: Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, Rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên. Ảnh: Chinadaily.
|
|
Vào ngày này, người Trung Quốc sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn dâng lên tổ tiên. Ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng các linh hồn sẽ đỡ vất vả hơn dưới cõi âm, không quấy rầy công việc làm ăn, cuộc sống nơi trần thế. Ảnh: Chinadaily.
|
|
Nhật Bản: Obon hay còn được gọi là Bon (ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Người Nhật tổ chức lễ hội này vào tháng 8 dương lịch để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Nghi lễ Toro Nagashi (thả thuyền giấy) cũng giống hoạt động thả đèn hoa đăng ở Việt Nam. Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ. Ảnh: Flickr. |
|
Vũ điệu Bon-Odori là một trong những nét đặc trưng trong lễ hội Obon của người Nhật. Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Ông đã cầu xin Phật Tổ giải thoát cho người mẹ quá cố của mình khỏi kiếp đày đọa dưới địa ngục. Cảm kích trước sự giúp đỡ của Phật Tổ, ông đã nhảy múa một cách vui mừng khi mẹ mình được cứu. Điệu múa Bon-Odori bắt nguồn từ đó mà thành. Ảnh: Japanuchi, Tokyobling. |
|
Trong lễ hội Obon, người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát. Người dân đổ ra đường tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống. Lễ hội thường kết thúc với những đợt biểu diễn pháo bông đẹp mắt.
Ảnh: Rule Of Sam Photography.
|
|
Malaysia: Malaysia cũng có những phong tục trong tháng 7 Âm lịch gần giống với người Trung Quốc như thả đèn, đốt vàng mã... Ảnh: Malaymail.
|
|
Những người theo đạo Phật đến các ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cho các vong linh và đốt hình nộm của vị thần cai quản địa ngục Tai Su Yeah những ngày cuối của lễ hội. Ảnh: Malaymail. |
|
Singapore: Phong tục ngày rằm tháng 7 ở Singapore vẫn được gìn giữ trong cộng đồng người Hoa. Tương tự như văn hóa người Việt, ngoài việc làm cơm cúng, tới chùa, làm nhiều việc thiện, người Singapore cũng kiêng kỵ nhiều điều vào tháng này như không huýt sáo, chụp ảnh, hoặc đi ngoài đường ban đêm... Ảnh: Theculturetrip. |
|
Thái Lan: Xứ sở chùa vàng có lễ hội Phi Ta Khon hay còn gọi là lễ hội ma xó, được tổ chức trong 3 ngày của tháng 6 hàng năm tại huyện Dan Sai, tỉnh Loei. Nguồn gốc của lễ hội này vốn nhằm tôn vinh sự trở lại của Phật, hoàng tử Vessandorn sau chuyến hành trình khổ hạnh. Ảnh: Thaitravelblog.
|
|
Theo tục truyền miệng của người dân địa phương, lễ hội này đã đánh thức những hồn ma. Chính vì thế, người dân tham gia lễ hội mặc những trang phục kỳ quái, đeo mặt nạ ma quỷ, múa những động tác chiến đấu với các hồn ma. Lễ hội độc đáo này thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan địa phương. Ảnh: Thaitravelblog. |
Theo Zing