NSƯT Phú Đôn bùi ngùi chia tay sân khấu kịch sau hơn 40 năm gắn bó
Thực hư tin Châu Tinh Trì sắp kết hôn, có con chung với Trương Bá Chi / Taeyang của Big Bang gây sốt khi chia sẻ về siêu đám cưới 2 năm trước
Phú Đôn sinh năm 1960 tại Hà Nội. Anh là con út trong gia đình có 8 người con. Cha của anh cũng là một người đam mê nghệ thuật người đã từng góp mặt trong các bộ phim như “Bão biển”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”.
Khi còn nhỏ, anh đã được cha của mình cho đi tham gia đóng kịch ở nhà hát mà cha anh công tác. Sau khi học xong phổ thông, anh thi đỗ cùng một lúc cả trường cảnh sát lẫn sân khấu nhưng anh đã chọn con đường nghệ thuật.
Phú Đôn là lớp diễn viên đầu tiên được đào tạo tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Hơn 40 năm gắn bó với nghiệp diễn, Phú Đôn đã để lại nhiều dấu ấn với khán giả qua hàng loạt vai diễn trên sân khấu kịch, phim truyền hình, phim điện ảnh. Trong đó phải kể đến những vai diễn nổi tiếng một thời như: Tivi về làng, Em ở nơi nao, Hai bình làm thủy điện... Mỗi vai diễn anh đóng đều mang tới nhiều sự mới mẻ và tạo nên ấn tượng khó phai, nhất là với các vai diễn nông dân mộc mạc, chất phát, khắc khổ pha một chút hài hước.
Ngoài đời, Phú Đôn giản dị hệt những vai diễn của anh trên phim ảnh. Không sử dụng điện thoại công nghệ, không xe sang, không giày dép bóng lộn… Hàng ngày, Phú Đôn vẫn đến nhà hát bằng chiếc xe bình thường, quần bò, áo phông. Anh bảo chắc hôm nào “trời đi vắng” thì mọi người may ra mới nhìn thấy anh mặc vest, thắt cà vạt.
Phú Đôn là một trong số những nghệ sĩ lấy vợ khá muộn. 45 tuổi anh mới lấy vợ vợ anh không phải là người làm nghệ thuật mà làm việc tự do. Dù vợ kém anh tới 25 tuổi nhưng cuộc sống gia đình rất hạnh phúc. Vợ chồng anh hiện đã có hai con trai kháu khỉnh, ngoan ngoãn.
NSƯT Xuân Bắc tiết lộ, ở Nhà hát Kịch Việt Nam, Phú Đôn được bạn bè, đồng nghiệp gọi bằng cái tên hài hước “Cò Đôn”, “Đôn đanh đá”... Xuân Bắc vẫn nhớ mãi kỷ niệm vui, khi đi diễn cùng đàn anh, lúc ngồi dưới ghế khán giả anh cứ thấy mọi người thắc mắc tại sao một người như Phú Đôn lại có thể đứng được bằng chân vì anh “cò” quá. Ngoài ra, biệt danh “đanh đá” cũng bắt nguồn từ việc Phú Đôn thường có những lời góp ý rất sắc sảo đối với các đồng nghiệp.
“Anh Đôn là một người chân thành, giản dị, kỹ tính và cầu toàn. Không có gì trong Nhà hát thoát khỏi mắt của anh Đôn. Đây dường như cũng là đặc điểm chung của các anh chị nghệ sĩ thuộc thế hệ trước. Thậm chí, có những vở diễn chúng tôi đã diễn hàng trăm đêm như vở “Bệnh sĩ” nhưng khi diễn xong vào trong hậu trường anh vẫn vỗ vai bảo “Này, chỗ này mà nói thế kia thì hay hơn đấy”. Và chúng tôi thử áp dụng thì quả nhiên có hiệu quả hơn hẳn...”.
Anh Đôn thuộc tuýp nghệ sĩ bi hài kịch tâm lý chiến đấu. Anh làm vai nào cũng được. Anh cũng là một trong những người đầu tiên hướng dẫn tôi lồng tiếng cho phim truyền hình. Từng cách mở khẩu hình, lấy hơi... anh đều hướng dẫn rất tận tình.
Chắc chắn một điều rằng, anh Đôn cũng như các anh chị khác, mặc dù đã về nghỉ hưu nhưng Nhà hát vẫn sẽ bằng mọi cách để có được sự cộng tác của các anh chị. Và tôi vẫn mong muốn rằng, dù nghỉ hưu rồi nhưng anh Đôn vẫn dìu dắt và chỉ bảo các em để Nhà hát Kịch Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa”.
Chia sẻ trong buổi lễ chia tay, Phú Đôn tâm sự: “Tôi rất xúc động khi có mặt ở đây, hôm nay. Chia tay Nhà hát đối với tôi là chuyện không hề dễ dàng. Tình cảm của tôi gắn bó với nơi này hơn 40 năm không gì đong đếm được. Kể cả những lúc phải trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, buồn vui, đắng cay, hạnh phúc… tôi vẫn luôn yêu mến “ngôi nhà thứ hai” này.
Tôi vẫn luôn mong muốn, Nhà hát sẽ vẫn giữ vững được truyền thống mà các thế hệ nghệ sĩ lớp trước truyền lại và đưa Nhà hát ngày càng lớn mạnh như danh tiếng đã từng có.
Tôi về nghỉ hưu, theo cảm nhận của nhiều người là tiếc vì không được chính thức cống hiến cho Nhà hát nữa. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời xin lỗi đến tất cả những người đã từng khó chịu về tôi khi tôi có những lời góp ý khó nghe trước đây. Thật lòng là những lời góp ý đó không gì khác ngoài mong muốn chúng ta cùng tiến bộ, cùng hoàn thiện hơn”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo