Văn hóa

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao

Bên cạnh tai tiếng từ việc bán bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ, nữ tỷ phú chuyển giới Anne Jakrakutatip còn lao đao vì khoản nợ cổ phiếu chưa thể thanh toán.

Chiêm ngưỡng vẻ nóng bỏng của người mẫu Brazil dự thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023 / Ngắm vẻ bốc lửa khó cưỡng của Hoa hậu Hòa bình Campuchia

Ngày 8/11, nữ tỷ phú chuyển giới Anne Jakrakutatip - chủ sở hữu cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đã nộp đơn xin gia hạn trả nợ lên Tòa án Phá sản Thái Lan. Đây là lần thứ 2 bà Anne yêu cầu gia hạn trả nợ sau thông tin bị vỡ nợ hồi tháng 9.

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 1

Liên tục xin gia hạn trả nợ

Hồi đầu tháng 9, tờ Bangkok Post đưa tin cổ phiếu của JKN Global Group Plc (JKN) - công ty của nữ tỷ phú chuyển giới Anne Jakrakutatip - lao dốc ngày 31/8, sau khi bà Anne không thanh toán được trái phiếu trị giá 609 triệu bath. Đây là đợt đầu trong bảy đợt với tổng nợ lên đến 3,36 tỷ bath.

Khi đó, bà Anne cho biết tập đoàn JKN có kế hoạch gặp gỡ người nắm giữ trái phiếu vào ngày 29/9 để xin họ chấp thuận việc trì hoãn trả nợ. "Nếu họ đồng ý, khoản thanh toán quá hạn không bị coi là vỡ nợ như đã ký hợp đồng, người nắm giữ trái phiếu không yêu cầu trả nợ lập tức. Công ty tin tưởng khả năng duy trì kế hoạch trả nợ gốc, với nhiều nguồn vốn khác nhau đang được xem xét", bà Anne nói với Bangkok Post.

Tuy nhiên, bà Anne tiết lộ các cuộc đàm phán với nhiều đối tác khác nhau vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 2

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 3
Không chỉ phải trả nợ mua cổ phiếu, bà Anne còn bị kiện và đòi bồi thường 1 tỷ Baht vì đưa thông tin sai lệch liên quan vụ việc phát hành tiền điện tử Hoa hậu Hoàn vũ.

Sáng 9/11, tờ Khaosod English đưa tin tập đoàn JKN và bà Anne tiếp tục nộp đơn xin gia hạn trả nợ lên Tòa án Phá sản Thái Lan. Trong đơn yêu cầu khôi phục hoạt động kinh doanh nêu rõ đề nghị kéo dài thời hạn trả nợ và miễn lãi suất để công ty có thu nhập từ hoạt động kinh doanh để trả nợ cho tất cả chủ nợ và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Trước đó, khi không trả được khoản vay mua cổ phiếu trị giá 609 triệu baht đến hạn vào ngày 1/9, bà Anne và chị gái phải bán gần 100 triệu cổ phiếu trị giá hơn 128,6 triệu baht.

Tuy nhiên, nữ tỷ phú vẫn nắm giữ tổng cộng 392.287.682 cổ phiếu, chiếm 38% tổng số cổ phần và vẫn là cổ đông lớn nhất.

Không chỉ phải trả khoản nợ lớn vì mua cổ phiếu, tờ Thailand Times còn cho biết bà Anne bị TCG Social Media Group kiện và đòi bồi thường 1 tỷ Baht vì đưa thông tin sai lệch liên quan vụ việc phát hành tiền điện tử Hoa hậu Hoàn vũ.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nữ tỷ phú chuyển giới lao đao vì nợ nần và kiện tụng. Nhiều chuyên gia nhận định, với bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp của bà Anne sẽ khó đứng vững trước sóng gió.

 

Hoa hậu Hoàn vũ 2023 có bị ảnh hưởng?

Thông tin bà Anne tiếp tục nộp đơn xin gia hạn trả nợ lần thứ 2 trong lúc cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023 đang diễn ra tại El Salvador khiến các fan sắc đẹp quốc tế lo ngại về chất lượng của cuộc thi năm nay.

Nhiều người lo lắng với tình hình nợ nần như hiện tại, bà Anne sẽ khó lòng đầu tư cho một mùa giải Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức lộng lẫy và hoành tráng như những năm trước đó.

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 4

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 5

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 6

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023 diễn ra tại El Salvador.

Trước những lo ngại này, bà Anne đã lên tiếng trên trang cá nhân. Bà Anne khẳng định: "Dù thế nào đi nữa tôi vẫn luôn đặt Hoa hậu Hoàn vũ là ưu tiên hàng đầu của mình trong cuộc sống. Dù cho như thế nào, vui hay đau đớn, vũ trụ của chúng ta vẫn phải tiếp tục, phải tuyệt vời và phải luôn đứng đầu như một huyền thoại về thế vận hội sắc đẹp trên thế giới".

 

Bà Anne cho biết sẽ hy sinh và làm tất cả mọi thứ vì sự thành công lớn của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Nữ tỷ phú chia sẻ thêm cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ là một trong những hình thức kinh doanh đa đạng của tập đoàn JKN và bà Anne vẫn duy trì sự kiên định trong những cam kết của mình để cuộc thi có thể hoạt động và phát triển trơn tru trong những năm sắp tới.

Ban tổ chức Miss Universe cũng đã lên tiếng về vấn đề này bằng cách đưa ra thông cáo báo chí. "Tập đoàn JKN Global đã công bố kế hoạch tái cấp vốn cho khoản nợ và phục hồi hoạt động kinh doanh. Mặc dù tiền quỹ của cuộc thi vẫn còn nguyên và công ty tiếp tục hoạt động theo kế hoạch, đây là một bước cần thiết trong quá trình tăng trưởng để đảm bảo rằng khoản nợ của chúng tôi được hoàn trả và công ty vẫn khỏe mạnh về mặt tài chính", thông cáo viết.

Thông cáo cho biết thêm ban tổ chức Miss Universe đang tập trung để chuẩn bị cho ba đêm diễn quan trọng của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023 sẽ được phát sóng vào tuần tới.

Bà Anne có sai lầm khi mua lại Hoa hậu Hoàn vũ?

 

Năm 2022, bà Anne và tập đoàn JKN gây chú ý khi mua lại Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ với giá 20 triệu USD. Ngay sau đó, bà Anne thực hiện hàng loạt cải cách cứng rắn, được cho là để thu lời từ khoản tiền lớn đã bỏ ra.

Sự thay đổi đầu tiên đó là bà Anne ban hành chính sách đấu thầu bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ. Nữ tỷ phú thể hiện sự khôn khéo khi tập trung thực hiện chính sách này ở khu vực châu Á - nơi các cuộc thi sắc đẹp vẫn đang được ưa chuộng và có sức ảnh hưởng lớn.

Tại những quốc gia như Indonesia, Việt Nam, nhiều đơn vị sẵn sàng chi số tiền lớn để mua lại bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ từ những tổ chức có kinh nghiệm lâu đời.

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 7

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 8

Nữ tỷ phú Hoa hậu Hoàn vũ lao đao ảnh 9

Bà Anne gặp nhiều sóng gió sau 1 năm bước chân vào lĩnh vực kinh doanh sắc đẹp.

Tại Indonesia, tổ chức Puteri Indonesia đã mất bản quyền tổ chức cuộc thi Miss Universe Indonesia vào tay công ty PT Capella Swastika Karya. Bà Mega Angkasa - trưởng bộ phận truyền thông của tổ chức Puteri Indonesia cho biết đơn vị này đã đề nghị trả tiền bản quyền gấp 10 lần so với trước đây nhưng vẫn bị mất vào tay công ty khác.

 

Ở Việt Nam, bản quyền của cuộc thi Miss Universe Vietnam được công bố thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Thương mại Hoa Hậu Hoàn vũ Việt Nam, do siêu mẫu Lan Khuê làm CEO khu vực phía Nam. Trước đó, công ty Cổ phần Hoàn vũ Sài Gòn (Unicorp) là đơn vị nắm bản quyền Miss Universe ở Việt Nam trong nhiều năm liền.

Số tiền để những đơn vị mới ở Indonesia và Việt Nam phải trả để sở hữu bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ không được công bố. Tuy nhiên, nhiều người nhận định bà Anne đã thu về số tiền không nhỏ.

Mặc dù vậy, sau 1 năm bước chân vào lĩnh vực kinh doanh sắc đẹp, mọi thứ không suôn sẻ với bà Anne. Cả hai tổ chức Miss Universe Indonesia và Miss Universe Vietnam đều xảy ra lùm xùm khiến công chúng chỉ trích còn danh tiếng của bà Anne thì bị sa sút.

Tổ chức Miss Universe Indonesia bị các thí sinh cáo buộc quấy rối tình dục và hiện đang được chính phủ vào cuộc điều tra. Vì sự việc này, bà Anne và ban tổ chức Miss Universe đã phải chấm dứt hợp tác với công ty PT Capella Swastika Karya.

Nhiều người cho rằng đây là bài học đắt giá của bà Anne vì đã trao bản quyền các cuộc thi cấp quốc gia dựa trên quan hệ, tiền bạc, chứ không theo sự uy tín của đơn vị giữ bản quyền.

 

Tại Việt Nam, ban tổ chức Miss Universe Vietnam cũng đối diện làn sóng chỉ trích sau khi người đẹp Bùi Quỳnh Hoa đăng quang. Cô bị tố mua giải, học thuộc trước câu trả lời ứng xử, lộ hình ảnh hút bóng cười trong quá khứ.

Với những rắc rối liên tục xảy ra của những đơn vị nắm bản quyền mới, nhiều người đặt câu hỏi liệu bà Anne có đang sai lầm khi quyết định mua lại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ và bước chân vào con đường kinh doanh sắc đẹp hay không.

- Video Tiểu Vy diện bra top ren mỏng. Nguồn: FBNV


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm