Sửa Luật Điện ảnh phải đạt mục tiêu có nhiều tác phẩm tốt phục vụ nhân dân
Tiểu Vy “lột” trang sức hàng hiệu tặng sinh nhật Hoa hậu Đỗ Hà / Ái Nhi trình diễn áo dài nặng 30kg tại Miss Intercontinental 2021
Thảo luận ở tổ sáng 23/10 về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhất trí việc cần thiết phải sửa luật này, để đảm bảo sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, cũng như khắc phục nhược điểm của luật. Chủ tịch nước cũng cơ bản nhất trí tinh thần quan trọng của luật do Chính phủ trình và các Ủy ban của Quốc hội đã thẩm tra.
Nhấn mạnh, công nghiệp điện ảnh và phát triển đất nước có vị trí rất quan trọng, nhiều nước đi từ công nghiệp điện ảnh để quảng bá hình ảnh đất nước, Chủ tịch nước đặt vấn đề, nếu nói văn hóa soi đường quốc dân đi, thì điện ảnh là một loại hình văn hóa, một loại hình nghệ thuật, có làm được vai trò, nhiệm vụ đó không? Theo Chủ tịch nước, có nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là luật pháp tạo ra hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp điện ảnh phát triển. Dự án luật này sẽ đảm nhận vai trò đó.
Chúng ta đang hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường, điện ảnh và văn hóa dân tộc trong nền kinh tế thị trường rất quan trọng. Kinh tế thị trường hội nhập khác nhau quan trọng là ở văn hóa, có giữ gìn được văn hóa hay không thông qua điện ảnh, đất nước Việt Nam, truyền thống Việt Nam.Giữ được đất nước chính là ở văn hóa, cho nên văn hóa dân tộc là rất quan trọng.
Chủ tịch nước cho rằng, hội nhập thì chúng ta phải chiếu phim nước ngoài, nhưng không nhất thiết phải chiếu nhiều như hiện nay, trong khi chúng ta có thể xây dựng văn hóa dân tộc thông qua điện ảnh, lịch sử kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, đặc biệt các văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam, giới thiệu về con người Việt Nam. Qua những tác phẩm đó, chúng ta thấy yêu nước hơn. Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để chúng ta phát triển tốt hơn.
Nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra đối với luật này phải làm sao để có nhiều tác phẩm điện ảnh tốt để phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững. Yêu cầu là rất lớn nhưng chúng ta không thể vì yêu cầu quá cao mà không thể làmđược. Vì thế, Chủ tịch nước đề nghị, vấn đề chính sách đặt ra đối với điện ảnh làm sao mọi tổ chức cá nhân được làm phim và tạo điều kiện để làm phim theo khung pháp lý Nhà nước quy định, khung pháp lý này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khuyến khích xã hội hóa, khuyến khích tổ chức cá nhân làm phim. Theo Chủ tịch nước, thời gian qua có những bộ phim rất tốt do tổ chức, cá nhân thực hiện, được nhân dân ghi nhận.
Bên cạnh xã hội hóa, Chủ tịch nước cho rằng, Nhà nước nên đặt hàng, có hỗ trợ kinh phí, khuyến khích cần thiết đối với những bộ phim tư liệu lịch sử giới thiệu đất nước con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, nếu không giá trị văn hóa lịch sử của chúng ta sẽ dần bị mai một. Theo Chủ tịch nước, vấn đề này cần được thể hiệnmạnh mẽ hơn trong nền kinh tế thị trường.
Trước đó, trình Quốc hội Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18/6/2009. Sau 14 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát triển điện ảnh Việt Nam, Luật Điện ảnh đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể là: Thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về văn hóa nói chung và về điện ảnh nói riêng; khắc phục những bất cập của Luật Điện ảnh hiện hành: một số quy định của Luật Điện ảnh không còn phù hợp hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác, một số quy định không thể hiện được đặc thù của điện ảnh nên không khả thi, một số vấn đề mới phát sinh cần bổ sung vào luật; Bảo đảm phù hợp với các luật hiện hành của Việt Nam và cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; Đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động điện ảnh.
Theo tờ trình của Chính phủ, Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành. Trong đó có một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau Chính phủ cần lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội: như quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, phổ biến phim trên không gian mạng.
Thẩm tra Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, giáo dục tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Điện ảnh nhằm thể chế hóa chủ trương, Nghị quyết của Đảng; cụ thể hóa Hiến pháp 2013; khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Điện ảnh hiện hành, phù hợp với tình hình thực tiễn, thúc đẩy phát triển ngành điện ảnh.
Theo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, các chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh trong Dự thảo Luật còn phân tán, có nội dung diễn đạt chưa rõ; phim do Nhà nước đầu tư sản xuất theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị có đề tài khá rộng.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, quy định chính sách chung về phát triển điện ảnh và công nghiệp điện ảnh. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện ảnh cần được lượng hóa cụ thể hơn, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; có giải pháp ràng buộc về mặt pháp lý để bảo đảm tính khả thi.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đưa vào Luật một số chính sách về xã hội hóa đang được thực hiện ổn định; huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; hỗ trợ sản xuất phim như một loại đầu tư rủi ro; chính sách hợp tác công - tư; cơ chế hợp tác liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp điện ảnh tư nhân với đơn vị điện ảnh nhà nước.
Về vấn đề sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, đa số ý kiến thành viên Ủy ban lựa chọn phương án giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim), vì thực hiện đấu thầu tạo sự bình đẳng giữa các đơn vị nhà nước và tư nhân, và phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu. Đồng thời, Ủy ban cũng đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể trường hợp áp dụng hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu. Đối với sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, có mức đầu tư thấp, yêu cầu gấp về thời gian, một số ý kiến đề nghị không thực hiện hình thức đấu thầu.
Về phổ biến phim trên không gian mạng, Ủy ban Văn hóa, giáo dục đề nghị nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phân loại phim chi tiết, minh bạch để các cơ sở sản xuất, phát hành, phổ biến phim có căn cứ tự kiểm duyệt và phân loại phim; quy định trách nhiệm của đơn vị phát hành, phổ biến phim trong việc cung cấp công cụ đo lường, kiểm duyệt tự động; hiển thị cảnh báo cho người xem, gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu, cung cấp công cụ để người xem phản ánh nội dung vi phạm.
Cùng với đó, theo Ủy ban, cần quy định cụ thể các hành vi vi phạm để có căn cứ xử lý; tăng cường năng lực quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra, giám sát; nghiên cứu cơ chế huy động các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, kiểm soát phổ biến phim.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
DIFF 2025 hứa hẹn mở ra 'kỷ nguyên mới' của pháo hoa Đà Nẵng
Quỳnh Nga lên tiếng về tin đồn tình cảm với Việt Anh: “Chúng tôi chưa đúng thời điểm”
Thuỳ Tiên xuất hiện lộng lẫy, nhận cùng lúc 2 giải thưởng uy tín
Hòa Minzy nhập viện cấp cứu giữa đêm, tình hình hiện tại khiến nhiều khán giả lo lắng
Tam Triều Dâng phát cọc khi yêu đương “anh trai thư giãn” Võ Cảnh trong phim Tết
Quỳnh Nga một lần nói hết về tin đồn hẹn hò Việt Anh, thừa nhận rung động nhưng không phải yêu