Văn hóa

Sức sống của phim “Biệt động Sài Gòn” trong những ngày tháng 4 lịch sử

DNVN - Nhắc đến những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam về đề tài chiến tranh, không thể không kể đến Biệt động Sài Gòn. Bộ phim ra mắt năm 1986 của đạo diễn Long Vân kể về cuộc chiến nổi bật của Lực lượng Biệt động Sài Gòn trong Sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc Kháng chiến chống Mỹ của Quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam.

Legend Fest 2025: Siêu lễ hội âm nhạc biển tại Quảng Bình đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước / Ra mắt dàn thí sinh “Tân binh toàn năng” - Từ giấc mơ idol đến hành trình thực chiến

Ban đầu, đạo diễn Long Vân để tên tác phẩm là “Thiên thần ra trận” nhưng cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - khi ấy là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh - biết được, đã góp ý đổi tên thành “Biệt động Sài Gòn”. Với 4 tập: Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giông và Trả lại tên cho em... Biệt động Sài Gòn nói về những cuộc đấu trí căng thẳng của các chiến sĩ tình báo trong đô thành Sài Gòn vào những năm 1960.

Cảnh trong phim

Cảnh trong phim "Biệt động Sài Gòn"

c

Trong đó, nổi bật nhất là "Trùm tình báo" Tư Chung là Tư lệnh trưởng Đội Biệt Động Sài Gòn, mật hiệu F8 và chiến sĩ tình báo Ngọc Mai mật hiệu Z20, cùng sát cánh bên nhau dưới vỏ bọc đôi vợ chồng quản lý Hãng sơn Đông Á.

Một chiến sĩ khác là Huyền Trang đóng giả một ni cô trong chùa để đảm bảo hoạt đông tình báo của đội, che mắt quân địch. Còn đó là nhiều chiến sĩ Biệt động với các vỏ bọc khác nhau bất chấp hiểm nguy hoạt động trong nội thành Sài Gòn, góp phần cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Hơn bốn thập kỷ trôi qua, "Biệt động Sài Gòn" vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Gặp lại Ni cô Huyền Trang trong phim "Biệt động Sài Gòn"

 

NSƯT Thanh Loan sinh năm 1951, bà được biết đến rộng rãi trên màn ảnh nhỏ Việt từ thập niên 1980. Năm 1984 trong một chuyến công tác vào TP Hồ Chí Minh, bà gặp họa sĩ thiết kế mỹ thuật Trịnh Thái của phim "Biệt động Sài Gòn".

NSƯT Thanh Loan khi vào vai Ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn”

NSƯT Thanh Loan khi vào vai Ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn”

Họa sĩ cho biết, đoàn làm phim đã quay được một năm nhưng chưa tìm được diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang. NSƯT Thanh Loan đã chủ động xin kịch bản và cuộc gặp định mệnh với đạo diễn Long Vân giúp bà có được vai diễn ni cô Huyền Trang kinh điển.

Để hóa thân vào vai Ni cô Huyền Trang cũng như chiến sĩ Huyền Trang của lực lượng Biệt động Sài Gòn, NSƯT Thanh Loan đã phải nghiên cứu nhân vật cực kỳ kỹ lưỡng. Từ việc phải vào chùa Dược Sư một tuần ăn cơm chay và tập cách tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông, cách đi khất thực để giống người tu. Đến việc vận dụng kỹ năng bắn súng của người lính ngoài đời để mang vào các cảnh chiến đấu trong phim.

 

Với những trải nghiệm của bản thân đã giúp NSƯT Thanh Loan hoàn thành vai diễn ni cô Huyền Trang một cách trọn vẹn nhất, để lại dấu ấn khó phai trong lòng nhiều thế hệ khán giả.

Cái tên "Huyền Trang" làm nguồn cảm hứng để đặt tên cho các bé gái thế hệ 8x - 9x

Với sự thành công của vai diễn Ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn”, đây cũng là cái tên được nhiều ông bố bà mẹ đặt cho các bé gái thế hệ 8x - 9x.

 

Một sự trùng hợp thú vị khi MC Thái Trang (tên thật là Huyền Trang) cũng được đặt tên theo vai diễn của NSƯT Thanh Loan. Trong chương trình Cine7 - Ký ức phim Việt, MC Thái Trang đã trực tiếp gọi về cho mẹ mình để xác nhận chi tiết này khiến NSƯT Thanh Loan cười đầy hạnh phúc. Điều này cũng cho thấy sự thành công vượt thời gian của vai diễn Ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài gòn.

MC Thái Trang gọi điện cho mẹ hỏi về lý do đặt tên Huyền Trang

MC Thái Trang gọi điện cho mẹ hỏi về lý do đặt tên Huyền Trang

NSƯT Thanh Loan cùng niềm vui bất ngờ sau khi nghe câu chuyện tình cờ từ MC Thái Trang

NSƯT Thanh Loan cùng niềm vui bất ngờ sau khi nghe câu chuyện tình cờ từ MC Thái Trang

 

Những chi tiết thú vị phía sau hậu trường "Biệt động Sài Gòn"

Chương trình sắp xếp một cuộc gặp bất ngờ giữa NSƯT Thanh Loan và nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, vợ của cố nhà văn Lê Phương - biên kịch của phim “Biệt động Sài Gòn”. Tới với chương trình, nhà biên kịch mang tới những bức ảnh của ekip chụp trong quá trình làm phim gợi nhớ những ký ức về một thời khó khăn nhưng nhiều kỷ niệm đẹp trong sự nghiệp làm nghề.

Bên cạnh đó là những câu chuyện phía sau hậu trường thú vị, ví dụ như phân cảnh Ni cô Huyền Trang đi dưới mưa nhưng nước được sử dụng thì là nước đã bị rỉ sét do để lâu ngày trong thùng xe cứu hỏa. Không ai chấp nhận đóng vai quần chúng để cho tiền khất thực Ni cô Huyền Trang, không còn cách nào khác, đích thân nhà biên kịch Lê Phương đã phải vào vai.

Biên kịch Thanh Nhã cùng những tấm ảnh kỷ niệm của đoàn làm phim

Biên kịch Thanh Nhã cùng những tấm ảnh kỷ niệm của đoàn làm phim

 

Phân cảnh nhà văn Lê Phương phải trực tiếp vào vai “quần chúng”

Phân cảnh nhà văn Lê Phương phải trực tiếp vào vai “quần chúng”

Sức sống của phim "Biệt động Sài Gòn" trong những ngày tháng 4 lịch sử của đất nước

Bộ phim được lên sóng trở lại khi gần đến những ngày kỷ niệm 50 năm Thống nhất hoàn toàn Đất nước. Ngược dòng lịch sử, lực lượng Biệt động Sài gòn là lực lượng đặc biệt và rất quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cán bộ, chiến sĩ biệt động sống hợp pháp trong thành phố, được biên chế chặt chẽ và hết sức bí mật, được huấn luyện và trang bị vũ khí phù hợp với tác chiến trong nội đô.

 

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã góp phần quan trọng vào thành công của “đòn” tác chiến chiến lược.

Trong quá trình ấy, nhiều chiến sĩ đã phải khoác lên mình các vỏ bọc, bị địch bắt, tra tấn, thậm chí là giết hại nhằm khai thác thông tin.Nhiều chiến sĩ biệt động thành đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Tất cả đã được bộ phim “Biệt động Sài gòn” khắc họa qua nhiều phân đoạn, chi tiết khiến người xem cảm thấy xúc động, nể phục.

Ngày nay, những kỷ vật, những câu chuyện về lực lượng “có 1 không 2” ấy vẫn còn được lưu giữ tại một nơi đặc biệt ngay giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh. Đó chính là Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Trong những ngày tháng 4 lịch sử, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn đón chào không ít các bạn trẻ - những người thuộc thế hệ sinh ra trong hòa bình nhưng vẫn luôn khao khát được chạm vào ký ức, được thấu hiểu những giá trị của một thời “hoa lửa” mà cha ông đã đi qua.

Những bộ phim điện ảnh cách mạng như Biệt động Sài Gòn không chỉ là ký ức sống động về một thời đấu tranh hào hùng, mà còn là “ngọn lửa” âm ỉ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hôm nay. Không chỉ xem để hiểu, mà còn để suy ngẫm: về trách nhiệm công dân, về lòng biết ơn với thế hệ cha anh, và về cách để có thể tiếp nối tinh thần ấy trong một thời đại mới - thời đại không còn bom đạn, nhưng vẫn cần bản lĩnh, lý tưởng và khát vọng cống hiến.

Phân cảnh diễn viên Vân Dung trong vai cô bé bán báo bị quân địch tra tấn gây xúc động

Phân cảnh diễn viên Vân Dung trong vai cô bé bán báo bị quân địch tra tấn gây xúc động

 

Một chiến sĩ biệt động trẻ bị địch bắt nhưng vẫn thể hiện tinh thần kiên trung

Một chiến sĩ biệt động trẻ bị địch bắt nhưng vẫn thể hiện tinh thần kiên trung

Các bạn trẻ thăm quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Các bạn trẻ thăm quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Các bạn trẻ thưởng thức bộ phim Biệt động Sài Gòn

Các bạn trẻ thưởng thức bộ phim Biệt động Sài Gòn

 

Mộc Lam
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm