Tái hiện Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long
Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên, ở mỗi nước lễ này lại mang những sắc thái và ý nghĩa riêng. Ở Việt Nam, dân gian thường gọi là tết nửa năm hay tết “giết sâu bọ”, từ xa xưa đã lưu truyền câu ca dao: Tháng Năm nhớ tết Đoan Dương. Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang” hay “Tháng Tư đong đậu nấu chè. Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”.
Tết Đoan Ngọ được xem là tết kỳ lạ nhất của người Việt. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép “Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó…”. Đặc biệt, những phong tục này đã được khắc họa một cách chân thực và sống động trong bộ sách Kỹ thuật của người An Nam ( Henri Oger).
Bên cạnh các phong tục trong dân gian, các nguồn sử liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Triều hội điển, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ… cũng cho biết, trong cung đình xưa, tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong muốn ban phúc lành, sức khỏe, bình an.
Tái hiện Lễ ban quạt thời Lê Trung Hưng. Ảnh Ngô Vương Anh
Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra các hoạt động như: trưng bày “Tết Đoan Ngọ xưa và nay”, giới thiệu phong tục xưa trong dân gian và cung đình; Bộ sưu tập quạt đặc sắc, vẽ các danh lam thắng cảnh Thăng Long của nghệ nhân Lân Tuyết; trưng bày trò chơi dân gian Việt Nam; trải nghiệm làm quạt đón phúc lành, kết vòng bình an, chơi các trò chơi dân gian; giao lưu với các nghệ nhân…
Đặc biệt, nhằm tái hiện hình ảnh Tết Đoan Ngọ xưa, từ ngày 24/5 đến 7/6/2019, tại sân khấu rối nước Hoàng thành Thăng Long, chương trình biểu diễn văn hóa truyền thống “Một thoáng Đoan Dương thời Lê Trung Hưng” sẽ được tái hiện.
Chương trình biểu diễn được xây dựng dựa trên cơ sở khảo cứu các nguồn thông tin và tư liệu, khảo sát thực địa để đưa ra các phương án và kế hoạch phù hợp nhất. Đây là một chương trình sân khấu hóa, tái hiện một phần không khí Tết Đoan Dương thời Lê Trung Hưng.
Giải thích về ý nghĩa của lễ ban quạt vào dịp Tết Đoan Ngọ, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết, bên cạnh các phong tục dân gian, nguồn sử liệu như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Triều hội điển, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng cho biết, trong cung đình xưa, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như: cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong muốn ban phúc lành, sức khỏe và bình an.
Theo đó, vào mùa hè, thời tiết nóng nực, nhà vua sẽ ban quạt cho quan viên để thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu quốc gia tới các bề tôi. Lễ ban quạt có ý nghĩa, đưa đến làn gió mát từ vua tới quan viên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhân chứng vụ Đàm Vĩnh Hưng đứt vài ngón chân được dặn phải 'cẩn thận', có tiết lộ gây hoang mang
Hậu duệ của sao Tây Du Ký trông như thế nào? Con gái Ngộ Không “không có ai để gả”, nhưng con trai Bát Giới đẹp trai quá!
Hà Thanh Xuân lần đầu lên tiếng về chuyện ly hôn 'Vua cá Koi'
Anh là người mà Chương Tử Di từng muốn lấy nhất, xuất sắc hơn Uông Phong, nhưng hiện tại vẫn độc thân với tài sản ròng vài trăm tỷ
Netizen xôn xao khi biết tình trạng hôn nhân thực sự ở hiện tại của Kim Lý và Hồ Ngọc Hà
Là bố con nhưng MC Lại Văn Sâm và quý tử lại xưng hô với nhau bằng danh xưng này