Top 10 ngôi sao võ thuật lợi hại nhất Trung Quốc
Bất ngờ với thế giới sống kỳ ảo trong lòng biển đêm Hawaii / Lên Sín Chải ngắm loài cây 'bất tử'
Theo tờ Sina đánh giá, đứng đầu trong top 10 ngôi sao võ thuật lợi hại nhất Trung Quốc là Chu Tỉ Lợi, tiếp theo đó là những cái tên quen thuộc như: Lý Tiểu Long, Trần Huệ Mẫn...
10. Thành Long
Đặc điểm: Thành Long là môn sinh Đồng Tử Công Kinh kịch, sau đó dấn chân vào điện ảnh, tuy thường có những cảnh đánh liều mạng, nhưng khả năng thực chiến của anh tương đối thấp.
Thành Long là một ngôi sao Hồng Kông đã thực sự bước lên tầm Hollywood, anh là một diễn viên Trung Quốc có tầm ảnh hưởng trong giới điện ảnh thế giới, anh cũng là nghệ sĩ Trung Quốc duy nhất lưu lại dấu mũi, dấu chân, dấu tay của mình trên Đại lộ danh vọng Hollywood. Thành Long đã sáng tạo nên một phong cách võ thuật hài hước, dí dỏm; anh đã thể hiện một tinh thần yêu nghề hơn cả mạng sống, đấy cũng chính là tinh thần truyền thống của dân tộc Trung Hoa.
Thành Long đã hóa thân thành những nhân vật chính nghĩa trong các phim như:Câu chuyện cảnh sát, Kế hoạch A, Kỳ tích, Chàng trai tốt bụng, Tôi là ai?, Thời khắc quyết định, Câu chuyện cảnh sát 2, Thần thoại. Thành Long là đại sứ công lý, chống lại bất nghĩa, loại bỏ cái xấu, làm từ thiện; ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy được sự đi đầu của anh. Từ Hồng Kông tới Hollywood, Thành Long luôn phát huy tinh hoa võ thuật Trung Quốc, nêu cao văn hóa Trung Hoa, phát huy tinh thần Trung Hoa. Đồng thời, Thành Long cũng rất vui vẻ giúp đỡ người khác, dưới sự dìu dắt và chỉ bảo của anh, Ngô Ngạn Tổ đã trở thành một ngôi sao điện ảnh Hồng Kông .
9. Phàn Thiếu Hoàng
Đặc điểm: Phàn Thiếu Hoàng lớn lên trên phim trường, luyện được một thân công phu, anh được cha mình dìu dắt và dần trở thành một ngôi sao võ thuật.
Từ năm 3 tuổi, anh đã tiếp xúc với nghiệp điện ảnh của cha mình là Phàn Mai Sanh, từ đấy nghiệp diễn của anh bắt đầu đi lên. Bộ phim đầu tiên anh tham gia là bộ phim Pháp võng nan đào (khó thoát khỏi pháp luật); sau đó, với thân phận là một ngôi sao nhí, anh liên tiếp tham gia Tạm biệt má mì và Không nghe lời thoại. Mãi đến năm 13 tuổi, anh mới theo cha đến Từ Châu lập nghiệp, sau khi đến Từ Châu 3 năm, cha anh không chỉ mời thầy dạy anh đọc sách, học tiếng Nhật và nhiều thứ khác; cha anh còn định hướng cho anh trở thành một ngôi sao võ thuật, từ đấy anh chính thức học võ để bước vào làng giải trí.
8. Lưu Gia Huy
Đặc điểm: Lưu Gia Huy xuất thân danh môn, học võ từ bé, về sau trở thành chủ tướng “Lưu Gia Ban”, tinh thông quyền thuật.
Lưu Gia Huy là em trai Lưu Gia Lương, được người Mỹ coi là “Quang đầu anh hùng” (Anh hùng đầu trọc). Lưu Gia Huy đã phát huy con đường võ thuật chính tông của anh trai, anh đã từng tham gia các phim như: Thiếu Lâm tam thập lục phòng, Ngũ lang bát quái côn, Túy quyền 3, Thiết kê đấu ngô công, Đường Bá Hổ điểm Thu Hương, Túy mã lưu, Tàn sát, Tình điên đại thánh, Thần điêu đại hiệp (1995). Lưu Gia Huy thường xuất hiện đầu phim với một cái đầu trọc lóc trong vị trí là một anh hùng trí dũng song toàn, cuối phim thường trở thành nhân vật phản diện. Lưu Gia Huy chia sẻ, sở dĩ anh học võ thuật từ nhỏ, là vì anh là người Trung Quốc.
7. Lương Tiểu Long
Đặc điểm: Lương Tiểu Long không theo môn phái nào, mà tự học thành tài, nghe nói anh từng hạ 10 đao thủ trong thang máy.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20, Lương Tiểu Long đã cùng với Lý Tiểu Long, Thành Long, Địch Long xưng làm “Tứ Tiểu Long” trong làng giải trí Hồng Kông. Sinh ra tại Quảng Đông, nhưng Lương Tiểu Long lại trưởng thành trong một gia đình nghèo khó ở Hồng Kông, 15 tuổi anh bắt đầu vào nghiệp võ, và bắt đầu làm một diễn viên đóng thế. Từ năm 1973, anh bắt đầu đóng chính trong phim Sinh hổ hoạt long; chỉ mười mấy năm sau, anh đã tham gia hơn 70 phim, như Bạch hạc quyền, Mê hồn quyền; về sau anh chính thức bước vào làng điện ảnh với hơn 1000 phim, như các phim: Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Tuyết sơn phi hồ, Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Tứ đại danh bộ. Lương Tiểu Long trở thành một ngôi sao võ thuật hàng đầu Hồng Kông.
6. Ngô Kinh
Đặc điểm: Ngô Kinh là quán quân võ thuật toàn quốc, anh là sư đệ của Lý Liên Kiệt, anh là một cao thủ sảo lộ, nhưng sức chiến đấu không được tốt cho lắm.
Ngô Kinh được mệnh danh là “tiểu tử công phu”, anh tham gia đóng phim từ năm 15 tuổi; chính đạo diễn Trương Hâm Viêm là người dẫn lối cho anh đến với các phim Thiếu Lâm Tự và Thiếu Lâm võ vương. Sư phụ của Ngô Kinh cũng chính là sư phụ của Lý Liên Kiệt – võ sư Ngô Bân. Năm đó, Ngô Kinh đã rất phấn đấu trong đội võ và được để mắt đến, anh cũng giống với sư huynh Lý Liên Kiệt của mình, thuận lợi bước vào làng giải trí. Lý lịch của Ngô Kinh cũng tương tự với sư huynh Lý Liên Kiệt. Sau năm 2005, Ngô Kinh rời đến Hồng Kông để phát triển sự nghiệp võ thuật của mình và đã thu được không ít thành tựu.
5. Lý Liên Kiệt
Đặc điểm: Lý Liên Kiệt 5 năm liên tiếp giành quán quân võ thuật toàn quốc, anh là một cao thủ sảo lộ, có tính biểu diễn cao, sức chiến đấu tương đối thấp.
Lý Liên Kiệt sinh ra tại Bắc Kinh, anh là một ngôi sao, một nhà võ thuật, một nhà từ thiện, một doanh nhiệp đẳng cấp quốc tế. Sau năm 1975, anh liên tiếp giành quán quân võ thuật toàn quốc trong 5 năm; năm 1982, anh gây chấn động toàn cầu với phim Thiếu Lâm Tự; năm 1991, anh đã tạo ra hiện tượng với loạt phim về Hoàng Phi Hồng; đồng thời, anh cũng đã vào các vai: Phương Thế Ngọc, Trương Tam Phong, Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân; anh được giới truyền thông trong và ngoài nước ca ngợi là Ông hoàng võ thuật. Sau năm 1997, Lý Liên Kiệt chủ yếu đóng phim và thành danh ở Hollywood.
4. Chân Tử Đan (Chương Tử Đơn, Chung Tử Đơn)
Đặc điểm: Chân Tử Đan học võ từ mẹ, anh học cả công phu Trung Quốc và công phu của phương Tây, võ thuật của anh coi trọng thực chiến và tấn công.
Mẹ của Chân Tử Đan là Mạch Bảo Thiền – một danh gia võ thuật và là một cao thủ Thái Cực nổi tiếng khắp thế giới, bà đã sáng lập ra trung tâm nghiên cứu võ thuật nổi tiếng khắp thế giới. Từ khi biết đi, Mạch Bảo Thiền đã bắt đầu dạy võ thuật cho con trai là Chân Tử Đan, bà là nền tẳng tốt đẹp của Chân Tử Đơn; cha Chân Tử Đơn là Chân Vân Long – một nhà biên tập báo, có thể diễn tấu vĩ cầm và Nhị hồ. Chân Tử Đan cũng theo học Piano cổ điển, anh rất thích Chopin, âm nhạc trở thành một phần trong con người anh.
Trưởng thành trong sự dạy dỗ của mẹ, Chân Tử Đan rất đam mê võ thuật, anh có thể nhớ được những đường quyền của mẹ. Khi đó, anh coi Lý Tiểu Long là thần tượng của mình, đồng thời anh cũng học rất nhiều những phong cách võ thuật, bao gồm cả vật. Năm 1982, Chân Tử Đơn trở lại Mỹ và đã giành quán quân trong cuộc thi võ thuật, điều này khiến danh tiếng của anh bay cao trong giới võ thuật trong và ngoài nước.
3. Trần Huệ Mẫn
Đặc điểm: Trần Huệ Mẫn từng là Kim bài đả thủ của “14K” và là Lão đại của Xã đoàn; năm 39 tuổi, anh từng hạ nốc ao quyền thủ Nhật Bản.
Trần Huệ Mẫn là diễn viên người Hồng Kông, anh từng là ngôi sao võ thuật của họ Thiệu. Anh có hình xăm trên người, thường diễn các vai lưu manh và xã hội đen; những năm 80 – 90, anh chủ yếu xuất hiện trong vai Lão đại của các băng nhóm, các động tác cũng ít đi, anh trở thành cốt cán trong các vở kịch. Trần Huệ Mẫn từng xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim xã hội đen của Hồng Kông, tham gia rất nhiều phim, mỗi vai diễn đối với anh đều có cái thú riêng; những vai để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả là vai Đông tinh lão đại lạc đà trong phim Cổ hoặc tử, vai Đại ca trong phim Long tại giang hồ, vai Tiêu ca trong phim Mãi hung sát nhân, và vai ông chủ xe bus trong phim Không thể quên.
2. Lý Tiểu Long
Đặc điểm: Lý Tiểu Long từng bái Diệp Vấn làm sư phụ, anh sớm có tư duy của người phương Tây và dùng võ thuật để trở thành một ngôi sao, khả năng thực chiến của Lý Tiểu Long rất cao.
Lý Tiểu Long (BruceLee, 27/11/1940 – 20/7/1973), tên thật là Lý Chấn Phiên, tên lúc nhỏ là Tế Phượng, anh là người Hoa quốc tịch Mỹ, anh sinh ra tại San Francisco (Mỹ); tổ tiên anh là người trấn Quân An, Thuận Đức, Quảng Đông. Lý Tiểu Long là một nhà quyền thuật, một nhà triết học võ thuật, anh là một ngôi sao võ thuật nổi tiếng của người Hoa, anh là người sáng lập ra UFC, MMA và là người sáng lập ra Tiệt Quyền Đạo, anh cũng là cha đẻ của kỹ thuật đánh côn nhị khúc và anh cũng chính là người mở ra một phương trời mới cho phim võ thuật. Sự xuất hiện của Lý Tiểu Long đã phá vỡ sự hư cấu và rườm rà trong phim võ thuật trước đó, anh là người Hoa đầu tiên bước chân vào Hollywood; nhờ sáng lập ra Tiệt Quyền Đạo mà anh khiến cho phương Tây nhận thức và học võ thuật; và khiến cho phim hành động võ thuật trở thành một thể loại phim chủ chốt của Hồng Kông.
1. Chu Tỉ Lợi
Đặc điểm: Chu Tỉ Lợi là một nhà vô địch vật tự do, khả năng chiến đấu và diễn xuất của anh không ai có thể sánh kịp.
Chu Tỉ Lợi là một nhà quyền vương và diễn viên võ thuật của thế giới, anh có ngoại hiệu “Lão Hổ”. Chu Tỉ Lợi từng xin học tại Canada, xuất thân từ Không thủ đạo; anh từng chiến đấu 51 trận, thắng 43 trận, bại 8 trận, trong đó có 31 trận thắng nốc ao, vả lại anh chưa từng bị ai hạ nốc ao. Năm 1985, anh giành quán quân vật tự do thế giới, là quyền vương duy nhất của Trung Quốc đến bây giờ. Từ những năm 1980, Chu Tỉ Lợi đã tham gia diễn xuất và chỉ đạo võ thuật cho rất nhiều phim võ thuật của Hồng Kông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo