Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm đặc sắc tư tưởng, văn hóa
Hội thảo do UBND tỉnh Quảng Ninh, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Sự kiện nhằm tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp to lớn về mặt tư tưởng và văn hóa của một bậc tiền nhân xuất chúng của dân tộc, một bậc chân tu liễu ngộ của Phật giáo Việt Nam. Qua đó phát huy những giá trị nhân bản, nhân văn cao quý của ngài vào đời sống thực tiễn, từ đó nâng cao Phật chấn trong các hoạt động Phật sự, góp phần phát triển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, “ Phật giáo Trúc Lâm dưới sự lãnh đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã phát huy một cách toàn diện tư tưởng “ Hòa Quang Đồng Trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông được kế thừa và phát huy từ nguồn tuệ giác của các bậc thiền sư lỗi lạc đương thời.
Ngài đã giản lược phương pháp tu hành không câu nệ vào hình thức hay chấp trước vào văn tự, phát huy nội lực và định hướng cho người học Phật quay về tánh giác vốn thường hằng nơi con người đó là “ Bụt ở trong nhà chẳng phải xa”, “ Tịnh Độ là trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương; óc đã là tính sáng soi mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc”, đó là “ Biết Chân Như, tin Bát Nhã, chớ cầu tìm Phật Tổ Tây Đông; chứng thực tướng, tỏ vô vi, nào nhọc công kinh thiên Nam Bắc”.
Hội thảo được tổ chức nhằm kỷ niệm 760 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh và 710 năm ngài nhập niết bàn.
Đặc biệt,tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái trong sinh hoạt Phật giáo thời nhà Trần, do Phật hoàng Trần Nhân Tông phát khởi và thực hiện, nó không chỉ có giá trị sau khi Phật giáo Trúc Lâm ra đời, mà tư tưởng thống nhất tổ chức đó còn mang lại những kết quả to lớn cho Phật giáo thời nhà Trần và cho Phật giáo Việt Nam trong mọi thời đại sau này, cũng như sự hội nhập của Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế.
Với 141 tham luận của 145 học giả trong đó có 34 học giả quốc tế đến từ 10 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan... cùng hơn 400 nhà khoa học và các đại biểu là các tăng ni, phật tử cũng như đại diện của các cơ quan trung ương và địa phương, Hội thảo đã làm rõ và sâu sắc hơn những giá trị tư tưởng, văn hóa đặc sắc của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm, vai trò, ảnh hưởng trong lịch sử, hiện tại và xu hướng tương lai. Phật giáo tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới- tiếp cận địa văn hóa và nghiên cứu so sánh. Phật giáo và các vấn đề đời sống con người đương đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao Lưu Diệc Phi không có ai theo đuổi khi còn đi học? Sau khi xem ảnh sinh viên, cư dân mạng cho rằng: Không xứng đáng
Con gái út nhà Quyền Linh khoe loạt ảnh đón mùa đông nhẹ nhàng, ái nữ đậm chất 'điện ảnh' khiến netizen mê mẩn
Huyền Lizzie tung ảnh diện bikini, body hiện tại 'đỉnh nóc'
Đâu là bức ảnh đáng xấu hổ của nam tài tử Lee Min Ho khiến anh muốn xoá nhất?
Cô được ví 'Marilyn Monroe của Hồng Kông', là người tình trong mộng của Lưu Đức Hoa và Thành Long, dù đã góa chồng 17 năm vẫn nhiều người si mê
NSƯT Chí Trung nói về chuyện ly hôn vợ đầu: 'Tôi sốc toàn tập'