Tranh bích họa tràn lan ở Hà Nội: Trào lưu sắp thành... “thảm họa”
Xuân Bắc, Tự Long đồng loạt "nhá hàng" Táo Quân 2019 / Phương Mỹ Chi khác lạ không nhận ra ở tuổi 15
Với sự nở rộ của trào lưu bích họa, Hà Nội đang chứng kiến sự thay đổi của nhiều con đường. Không khó để bắt gặp những con phố, ngõ nhỏ, đường làng với những hình vẽ về di tích, thắng cảnh hay cỏ cây, hoa lá...
Bích họa đã đi từ đường gốm sứ ven sông Hồng, phố Phan Đình Phùng, Phùng Hưng len lỏi đến những ngõ nhỏ ở phố Duy Tân, Hồ Tùng Mậu, Chùa Láng hay về tận những ngôi làng như: Phú Thượng, Đan Phượng… Dẫu vậy, thay vì vui mừng như thuở ban đầu, việc bích họa xuất hiện ồ ạt đang khiến giới mỹ thuật Việt Nam lo lắng về chất lượng và sự “bội thực”, chưa kể nguy cơ lạm dụng thành mất kiểm soát.
Phố bích họa Phùng Hưng
“Bích họa chỉ nên là những nét điểm xuyết. Nếu trở thành một trào lưu hay bị lạm dụng sẽ trở thành thảm họa” - nhận xét của họa sĩ Bùi Thanh Phương. Theo ông, việc lạm dụng quá đà màu sắc cũng dễ khiến đường phố Hà Nội trở nên lòe loẹt, loạn màu sắc và phản tác dụng.
Phố Phan Đình Phùng, một trong những con phố nổi tiếng thanh bình của Hà Nội. Từ ngày có thêm những bức bích họa, ở đây đã trở thành một điểm dừng chân “check-in” của nhiều bạn trẻ. Trái ngược với vẻ trầm mặc của những bức bích họa là không khí náo nhiệt, ồn ào mà du khách mang tới. Theo phản ánh của người dân, điều này đã làm giảm đi vẻ thanh bình, yên tĩnh trước đây của con phố này.
Nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến cho hay, không cần đến những bức bích họa thì phố Phan Đình Phùng đã đẹp lắm rồi. Hơn nữa, phố đã có nét riêng với vỉa hè rộng, những hàng sấu cổ thụ phủ xanh, những cổng thành, biệt thự Pháp cổ...
Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, bích họa không phải là màu sắc đặc trưng của thôn xóm. “Có thể những bức tranh về cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình… dù chưa đẹp nhưng cũng đủ làm vui xóm làng. Tuy vậy, cần phải được cân nhắc chứ không thể vẽ vời một cách tùy tiện được” - ông nói.
Nếu để những con phố bích họa tràn lan thì nguy cơ “ô nhiễm thị giác” là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo họa sĩ Khánh Chương, Hà Nội rất cần có sự quy hoạch, quản lý tranh bích họa ở các con phố chứ không thể buông lỏng hay thả nổi như hiện nay.
Về phía Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, đại diện đơn vị này cho hay, hiện không có trách nhiệm cấp phép cho những dự án bích họa nhỏ lẻ ở các ngõ phố, xóm làng mà chỉ cấp phép cho những dự án bích họa lớn. Tuy vậy, theo đại diện này thì ngay cả những dự án bích họa nhỏ trong cộng đồng vẫn cần có sự tham gia của chính quyền địa phương để kiểm soát nội dung.
Nếu không có sự quản lý của các cơ quan chức năng, bích họa tràn lan trên các phố phường và thôn cùng ngõ hẻm sẽ khiến Hà Nội trở nên “loạn màu sắc”, có nguy cơ “ô nhiễm thị giác”.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ Xuân Bắc sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?
Tại sao Củng Lợi cuối cùng chọn cưới một người Pháp 70 tuổi và trở thành vợ thứ tư của ông ta? Cô muốn gì?
Vì thất tình mà nhận đóng 'phim cấp ba', nổi tiếng xong quay ra hối hận, hiện tại nắm trong tay hơn 355 tỷ nhưng vẫn lẻ bóng
Cô 21 tuổi nổi tiếng toàn quốc, 43 tuổi có khối tài sản lên đến hơn 355 tỷ đồng, từng để Lưu Hiểu Khánh làm vai phụ, hiện tại ra sao?
Không có filter Triệu Lệ Dĩnh mặt đầy mụn, Ân Đào nhìn không đành lòng, thăng trầm cuộc đời của Dương Mịch cũng không che đậy được
Sao nữ 'Cổng mặt trời' có cuộc sống thế nào sau khi chia tay chồng đạo diễn nổi tiếng?