Văn hóa

Triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn

DNVN - Việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng và sự hỗ trợ từ chính quyền. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc khai thác nguồn lực không hiệu quả.

Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương bật mí dự án âm nhạc cho học trò cưng Bella Vũ / Gia nhập đường đua phim Tết, Anh Tú sẵn sàng bỏ túi thêm một dự án trăm tỷ?

Theo Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Đầu tư và tài trợ cho văn hóa không chỉ giúp bảo tồn di sản văn, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo mà còn tạo nguồn lực để hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các mô hình đầu tư và tài trợ thành công trong lĩnh vực văn hóa. Qua đó, tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

Tại Việt Nam, việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng và sự hỗ trợ từ chính quyền. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc khai thác nguồn lực không hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các ấn phẩm sách báo và cuộc hội thảo khoa học trong lĩnh vực này cũng khiến các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà đầu tư tiềm năng khó khăn trong tìm kiếm thông tin chuyên sâu. Điều này không chỉ hạn chế hả năng tiếp cận kiến thức mà còn làm giảm cơ hội kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan. Nhiều sáng kiến và dự án tiềm năng không được phát triển hoặc triển khai một cách hiệu quả.

Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”.

Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”, sáng ngày 9/12, TS, KTS Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh, các ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo đều có sự thống nhất về quan điểm đối với các vấn đề trọng tâm. Theo đó, các ý kiến đều cho rằng cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể nhằm tăng đầu tư công, thu hút và đa dạng nguồn đầu tư tư cho văn hóa.

Đồng thời, cần thực hiện nghiên cứu và đánh giá toàn diện về thực trạng đầu tư và tài trợ cho văn hóa trong làm cơ sở cho việc tư vấn xây dựng chính sách đầu tư và tài trợ cho văn hóa phù hợp với cơ sở khoa học và thực tiễn của ngành. Tiếp nhận có chọn lọc từ những bài học kinh nghiệm về các mô hình đầu tư và tài trợ cho văn hóa của các quốc gia khác.

Cần sớm xây dựng cơ chế và chính sách về đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa. Ưu tiên triển khai đầu tư và tài trợ cho các dự án có tiềm năng, thế mạnh thuộc lĩnh vực thiết kế, âm nhạc, mỹ thuật công cộng, nhằm định vị thương hiệu

“Chúng tôi hy vọng những vấn đề đặt ra từ hội thảo sẽ trở thành một phần của quá trình vận động và xây dựng, thực thi có hiệu quả các chính sách về đầu tư công cho văn hóa. Khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tham gia, đóng góp, chung tay đầu tư cho ngành văn hóa từ khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức quốc tế và các cá nhân trong thời gian tới”, ông Long nói.


Hoài Anh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm