Từng phân tích tác phẩm "Mùa lạc" của chính mình, nhà văn Nguyễn Khải nhận 2 điểm với lời phê "Lạc đề, em không hiểu ý tác giả" từ cô giáo của con trai
10 nữ thần tượng quá lộng lẫy, người Hàn Quốc tin rằng họ là tác phẩm nghệ thuật / 'Người kế nhiệm' của Củng Lợi và Chương Tử Di gây tranh cãi vì được 'o bế' quá đà, chưa có tác phẩm đã 'đứng chung mâm' với đàn chị
Ngày 7/7, các học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào kì thi THPT Quốc gia 2021 và môn thi đầu tiên là môn Văn. Khỏi phải nói, đây là một kì thi vô cùng quan trọng đánh dấu một bước ngoặt lớn với hầu hết các học sinh ở ngưỡng tuổi 18.
Trong lúc kì thi căng thẳng này đang diễn ra, các bậc phụ huynh có thể tạm thời thư giãn với một câu chuyện khá hài hước liên quan tới môn Văn. Cụ thể, đó là câu chuyện có thật của cố nhà văn Nguyễn Khải.
Nhà văn Nguyễn Khải.
Chuyện là, khi con trai của nhà văn Nguyễn Khải học cấp II, cô giáo ra đề văn phân tích tác phẩm "Mùa lạc". Cậu con trai hớn hở mang bài tập về nhà nhờ bố làm và cha đẻ của "Mùa lạc" cũng trịnh trọng ngồi cả tối để làm bài. Ấy vậy mà, sau khi con trai nộp bài cho con lại chỉ nhận về 2 điểm với lời bình "Lạc đề. Em không hiểu ý tác giả".
Câu chuyện dở khóc dở cười này sau được con trai ông chia sẻ lại, mới thấy bi hài chuyện dạy - học và cảm thụ văn học khó như thế nào.
Nhà vănNguyễn Khải (3/12/1930 - 15/1/2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).
Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)...
Truyện ngắn “Mùa lạc” được lấy làm tiêu đề cho cả tập truyện. "Mùa lạc" viết về thời kỳ miền Bắc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, tác phẩm được trích trong sách giáo khoa văn học phổ thông và để lại dấu ấn sâu sắc với nhiều thế hệ học sinh qua triết lý: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo