Văn hóa

Xuất phát điểm được đánh giá cao nhưng "Sinh tử" đang ngày càng "đuối"

Được kỳ vọng sẽ làm nên "cú hích" cho dòng phim chính luận của VFC nhưng càng về sau "Sinh tử" càng khiến người xem thấy nặng nề.

Mạnh Trường "Sinh tử": Lấy vợ bằng tuổi, ngoài 30 đã có nhà đẹp xe sang, viên mãn hạnh phúc / Hôn nhân hơn 10 năm của Thanh Hương "Sinh tử" và trai phố cổ nhà giàu

Tiếp sóng bộ phim được coi là thất bại của VFC - "Những nhân viên gương mẫu", "Sinh tử" được coi như giải tỏa sự nhàm chán của khung giờ phim 21h00 trên VTV1. Cộng với những thành công trước đó của phim đề tài chính luận, hình sự như "Bí thư Tỉnh ủy", "Chủ tịch tỉnh", "Chạy án"... thì "Sinh tử" chính là lựa chọn hoàn hảo.

Một điểm cộng của "Sinh tử" không thể phủ nhận là dàn diễn viên quen thuộc của VFC nhưng đã được "làm mới" hợp lý. Trong bộ phim này, NSND Hoàng Dũng vẫn vai quyền lực nhưng không phải ông trùm xã hội đen mà là một Chủ tịch tỉnh tham vọng; NSND Trọng Trinh không còn là ông giáo khờ (Nàng dâu order) mà là một Bí thư tỉnh nghiêm khắc; Doãn Quốc Đam không bảo kê "gái ngành", không tội phạm biến thái mà là sự pha trộn trong vai Thượng tá biến chất; … hay một loạt gương mặt trẻ "cũ mà mới" như Việt Anh, Mạnh Trường, Thúy Hà, Chí Nhân, Thanh Hương, Quỳnh Nga...

Xuất phát điểm được đánh giá cao nhưng “Sinh tử” đang ngày càng "đuối"
Xuất phát điểm được đánh giá cao nhưng “Sinh tử” đang ngày càng "đuối"

Ngay những tập đầu lên sóng, mặc dù độ dài mỗi tập phim chưa đến 30 phút song lượng đánh giá trên fanpage cũng "không tồi". Nhiều khán giả đã thẳng thắn đặt niềm tin "Sinh tử" sẽ viết tiếp chuỗi thành công của VFC với một "bom tấn" mới sau "Sống chung với mẹ chồng", "Người phán xử", "Quỳnh búp bê", "Về nhà đi con", …

Không phủ nhận "Sinh tử" khá thành công khi khắc họa mẫu nhân vật lãnh đạo tỉnh trăn trở khát vọng làm giàu cho quê hương, hay diễn biến tâm lý "sinh tử" trong sự lựa chọn trước cám dỗ vật chất, tham vọng quyền lực… Phim đã đi được hơn nửa chặng đường, những gì gọi là thủ pháp "giấu" tạo bất ngờ cho phim cũng dần lộ và đã thấy ai gian, ai ngay, người bị tha hóa, kẻ một tay lũng đoạn chính trường…

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, càng đi sâu phim càng trở về đúng nghĩa phim chính luận khô khan, phức tạp. Điều níu chân khán giả đến giờ chỉ là đợi các cơ quan luật pháp có công minh và quyết liệt phanh phui cái ác, cái xấu, đưa những kẻ lạm quyền, biến chất, tham nhũng, ra công đường xét xử, trả lại niềm tin cho nhân dân, thực thi công lý. Còn những trò đấu đá, ganh đua, hãm hại mang tính chính trị khiến khán giả dần "từ chối theo dõi" với lý do "quá đau đầu".

Xuất phát điểm được đánh giá cao nhưng “Sinh tử” đang ngày càng đuối - Ảnh 2.
Những đấu đá chính trị, liên minh ma quỷ, các “lợi ích nhóm” nặng nề khiến nhiều khán giả cảm thấy nặng nề.

Lời thoại mang tính "chuyên môn", mà phải thu trực tiếp, gặp thoại câu rất dài, nên ngay cả diễn viên có kinh nghiệm cũng thấy "đuối", nghe như trả bài thuộc lòng. Chưa kể đến việc biên kịch liệu có quan tâm đến việc khán giả nghe có "thấm" được những lời thoại đó hay không?

"Trời ơi, có những đoạn nguyên việc nghe thoại thôi đã thấy lùng bùng rồi chứ chưa nói đến việc hiểu xem các nhân vật vừa nói gì? Thiết nghĩ dù là phim chính luận nhưng biên kịch và đạo diễn cũng nên đặt mình vào vị trí người xem, rất nhiều tầng lớp già trẻ lớn bé để câu thoại hợp lý hơn" - một khán giả nhận xét.

 

Ngoài ra, phải thẳng thắn thừa nhận một sự thật rằng hiện tại khán giả Việt đang "cảm tình" với dòng phim gia đình, tình cảm.

Không phải chứng minh quá nhiều khi nhìn lại những "bom tấn" VFC 2 năm qua. Chuyện mẹ chồng nàng dâu, chuyện ngoại tình, éo le tình cảm, … đã hấp dẫn khán giả thế nào qua "Sống chung với mẹ chồng"; "Ngược chiều nước mắt"; "Về nhà đi con"; …

Xuất phát điểm được đánh giá cao nhưng “Sinh tử” đang ngày càng đuối - Ảnh 3.
Vẫn những nội dung tình cảm: ngoại tình, tiểu tam muôn thưở nhưng so với "Sinh tử" thì "Hoa hồng trên ngực trái" chiếu cùng khung giờ được đón nhận hơn

Thậm chí, một phép so sánh đơn giản khi "Hoa hồng trên ngực trái" lên sóng cùng khung giờ với "Sinh tử" nhưng rõ ràng sức hút vẫn lớn hơn dù nội dung không mới, hoặc tình tiết cũng chỉ lặp đi lặp lại những phim trước đó.

"Cuộc sống khó khăn, phức tạp từ chính những ngôi nhà nhỏ nên không cần quá đao to búa lớn chuyện thiên hạ, phim truyền hình chỉ cần cho khán giả thấy chính họ trong mỗi bộ phim là thắng chắc. Đó là lý do dù "Sinh tử" có nội dung hay thì tôi cũng không xem được quá tập 10. Nặng nề lắm!" - một ý kiến của khán giả khi theo dõi phim.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm