Văn hóa

Về hội Triều Khúc xem trai làng giả gái

Hàng năm, vào mồng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, làng Triều Khúc (xã Tân Triều – huyện Thanh Trì – Hà Nội) lại tưng bừng mở hội kỷ niệm lễ Tức vị (lễ lên ngôi) của Đức thánh Phùng Hưng – tức Bố Cái Đại Vương người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường giành lại độc lập chủ quyền trên đất nước ta.
  • <p>Tương truyền Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 - 798) người ở Đường Lâm – Sơn Tây vào năm 791 đã đưa quân  khởi nghĩa về giải phóng thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) khỏi quan quân đô hộ nhà Đường. trên đường vào thành, ông  đã từng đóng đại bản doanh ở chính địa điểm làng Triều Khúc ngày nay. Từ đó dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng làm Thành hoàng.</p>  <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-indent:.3in"><span style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:  "Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
  • <p> Mở đầu hội là lễ rước Sắc từ đền thờ Sắc đến Đại đình. Đây là một đám rước long trọng nhất trong lễ hội.</p>
  • <p>Lễ rước sẽ đi một vòng quanh làng với đầy đủ những nghi lễ cần thiết như có ngựa gỗ dẫn đầu đoàn rước, hai bên đám rước là quân tướng theo hầu.</p>
  • <p>Theo sau đoàn rước là các cụ cao niên trong làng.</p>
  • <p>Điểm nổi bật và độc đáo  trong lễ rước là sự xuất hiện của các trai làng giả gái, đánh phấn thoa son, trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy, chít khăn mỏ quạ.</p>
  • <p>Các chàng trai giả gái vừa đi theo đoàn rước vừa múa điệu " con đĩ đánh bồng". Đây là điệu múa đặc sắc và không thể thiếu trong hội làng Triều Khúc.</p>
  • <p> Những chàng trai giả gái vừa múa "đĩ đánh bồng" vừa nhún nhảy theo nhạc đệm của thanh la, trống bản vừa vỗ trống bồng.</p>
  • <p> Để có được những màn biểu diễn uyển chuyển, lấy được tiếng cười của khán giả như thế này, các thanh niên Triều Khúc phải tập luyện thường xuyên.</p>
  • <p>Người dân Triều Khúc sắp lễ trước cổng nhà, trên đường đoàn rước đi qua.</p>
  • <p> Nhiều người vái lạy mỗi khi đội múa và kiệu đi qua. Họ quan niệm, mỗi khi đoàn rước đi qua nhà, cả gia đình sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.</p>
  • <p>Các em nhỏ múa điệu sinh tiền ở đầu đoàn rước.</p>
  • <p> Một điệu múa thu hút được nhiều sự chú ý trong đoàn rước là múa rồng. Múa rồng là màn múa hoành tráng, trên nền trang phục màu đỏ vàng của đội múa cùng với tiếng trống cái vang dội, bừng bừng khí thế là những động tác tạo hình sinh động, biến hóa như rồng chào, rồng cuộn, rồng uốn khúc, rồng lượn, rồng chầu, rồng bay cao, hạ thấp. Điệu múa rồng không chỉ giáo dục tinh thần thượng võ, truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, quốc thái dân an.</p>
  • <p> Rất đông người dân trong làng và du khách thập phương tham gia lễ rước.</p>
  • <p>Ngoài lễ rước, hội làng Triều Khúc còn tổ chức nhiều trò chơi như: đánh cờ, chọi gà, múa lân, đá cầu, đá bóng, đấu vật... Trong ảnh là trò bịt mắt bắt dê truyền thống.</p>
  • <p>Trò bịt mắt đập niêu cũng thu hút được nhiều sự chú ý của giới trẻ.</p>
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo