Doanh nghiệp - Doanh nhân

Việt Nam sắp lộ diện tỷ phú USD thứ 4?

Với khối tài sản đạt gần 22.779 tỷ đồng, ông Trần Đình Long liệu sẽ trở thành tỷ phú USD tiếp theo của Việt Nam?

Đóng cửa phiên giao dịch 20/1, thị giá cổ phiếu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đạt 59.700 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 6,2%. Điều này đồng nghĩa, khối tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT HPG, cũng là người nắm hơn 381 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ 25,1% tăng thêm 1.411,67 tỷ đồng để đạt mức 22.778,96 tỷ đồng.

Tính theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt nam với đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 20/1, tổng tài sản của ông Long đã hơn 1 tỷ USD.

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long. Ảnh: CafeBiz.

Trên bảng xếp hạng người giàu nhất trên TTCK Việt Nam, tổng tài sản của ông Long đã vượt qua người sáng lập Hãng hàng không VietJet (mã VJC) để vươn lên vị trí thứ ba.

Forbes từng cho biết việc xếp hạng các tỷ phú, triệu phú trên thế giới rất khó khăn. Và để xác định tài sản của các tỷ phú, tạp chí này đã kết hợp rất nhiều phương pháp tính toán khác nhau.

Cụ thể, tạp chí này  định giá tài sản của các tỷ phú dựa trên giá trị cổ phiếu của họ trên các sàn chứng khoán, bất động sản sở hữu, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ. Forbes cũng đồng thời lấy ý kiến hàng loạt chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau để ước tính tài sản của các tỷ phú.

Các phóng viên của tạp chí này phỏng vấn cả những cá nhân có liên quan tới các tỷ phú để ước tính khối tài sản ròng họ sở hữu.

Như vậy, tài sản trên sàn chứng khoán chỉ là một trong các tham số của Forbes trong việc quyết định đưa tên các đại gia vào danh sách người giàu nhất thế giới.

 

Ngay từ cuối tháng 1/2016, khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, tuy nhiên, khối tài sản khổng lồ này của ông chủ FLC lại biến động rất thất thường, bởi hơn 98% khối tài sản này phụ thuộc vào biến động của thị giá cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.

Nên đọc
Theo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo