Ý nghĩa lễ trưởng thành của người M'Nông
Lễ nghi liên quan đến con người của dân tộc M’Nông diễn ra theo chu kỳ vòng đời, từ khi mang thai, sinh ra, lớn lên, trưởng thành, về già cho đến khi từ giã cuộc đời. Trong đó, lễ trưởng thành được xem là nghi thức quan trọng mang đậm tính nhân văn.
Lễ trưởng thành theo tiếng của người M’nông được gọi là T’nơm pay sur bong, là một nghi lễ lớn, được coi trọng vì nó đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời con người. Theo quan niệm của người M’nông, sau lễ T’nơm pay sur bong, thanh niên nam nữ mới được thần linh công nhận là đã trưởng thành, mới được thực hiện những việc trọng đại trong đời mình như đi làm ăn xa hay cưới vợ, gả chồng…
Già làng Y Tiêng Liêng, ở buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết: Ngày trước, tập quán “cà răng căng tai” (cưa bằng một số răng cửa đối với thanh niên nam, nữ đang trưởng thành và xâu thủng lỗ tai để mang đồ trang sức) được áp dụng phổ biến khi làm lễ trưởng thành. Tuy nhiên ngày nay phong tục này đã được giản tiện. Con trai, con gái trong các buôn khi đến tuổi thì được gia đình chuẩn bị các lễ vật, trang phục rồi mời thầy cúng và họ hàng, bà con đến để làm lễ cúng.
Theo phong tục của người M’Nông, thanh niên nam nữ ở độ tuổi 16, 17 phải trải qua nghi lễ T’nơm pay sur bong. Đây là giai đoạn phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Chính vì vậy mà người M’nông làm lễ trưởng thành để cúng bái thần linh, cầu cho mọi việc sau đó sẽ được suôn sẻ, tốt đẹp, tránh họa, gặp lành…
Để tiến hành lễ T’nơm pay sur bong, mọi người trong gia đình lo chọn ngày lành, chuẩn bị trang phục, bày biện lễ vật và mời thầy về cúng. Lễ vật tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình, tuy nhiên theo phong tục lâu đời thì người M’nông thường chuẩn bị 1 con heo, 1 con gà và 3 ché rượu cần. Người được làm lễ cúng phải mang bộ trang phục truyền thống của người M’nông. Sau khi thầy cúng thực hiện nghi lễ tế bài thần linh để thông báo người thanh niên trong gia đình đã trưởng thành thì người đó được cột một sợi chỉ vào tay và bắt đầu giai đoạn “ở cữ”. Thời gian “ở cữ” kéo dài trong vòng 1 ngày 1 đêm. Người sắp trưởng thành phải ở yên trong nhà không được ra ngoài để tránh bị ma quỷ xâm nhập. “Ở cữ” xong, thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ “mở hồn” để người trưởng thành được ra ngoài. Khi lễ cúng trưởng thành diễn ra, gia đình sẽ mời bà con trong buôn đến dự để cùng chứng kiến thời khắc con họ được thần linh công nhận là người đã trưởng thành. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau ăn bữa cơm thân mật để chúc mừng.
“T’nơm pay sur bong là nghi lễ mà người M’nông đã gìn giữ từ bao đời nay. Nó không chỉ thể hiện tính nhân văn, ý nghĩa tâm linh đối với mỗi cá nhân mà còn là sự hiện diện của tính cộng đồng, sự gắn bó giữa các gia đình trong buôn làng” - ông Y Tâng Niê, cán bộ văn hóa xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ Xuân Bắc sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?
Tại sao Củng Lợi cuối cùng chọn cưới một người Pháp 70 tuổi và trở thành vợ thứ tư của ông ta? Cô muốn gì?
Vì thất tình mà nhận đóng 'phim cấp ba', nổi tiếng xong quay ra hối hận, hiện tại nắm trong tay hơn 355 tỷ nhưng vẫn lẻ bóng
Cô 21 tuổi nổi tiếng toàn quốc, 43 tuổi có khối tài sản lên đến hơn 355 tỷ đồng, từng để Lưu Hiểu Khánh làm vai phụ, hiện tại ra sao?
Không có filter Triệu Lệ Dĩnh mặt đầy mụn, Ân Đào nhìn không đành lòng, thăng trầm cuộc đời của Dương Mịch cũng không che đậy được
Hồng Ánh lên chức "bà ngoại xinh đẹp", Ngọc Lan tức vì vai mình bị vai của Quỳnh Lương thao túng