"Đại gia" ngành sữa nới room 100% cho nhà đầu tư ngoại
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa có thông báo tới các cổ đông về việc đang hoàn tất thủ tục để nâng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài (nới room) lên mức không giới hạn, tức lên 100% vốn điều lệ.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 của Vinamilk mới đây, bà Lê Thị Băng Tâm - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinamilk, cho biết công ty đã hoàn thành thủ tục ngành nghề kinh doanh, cụ thể là bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Công ty sẽ nâng không giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài và sẽ thông báo cho cổ đông ngay khi hoàn tất thủ tục.
Theo đó, việc nới room lên 100% do Hội đồng Quản trị Vinamilk quyết định chứ không cần đại hội đồng cổ đông thông qua. Bởi vì, theo quy định hiện nay, doanh nghiệp nâng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% thì chỉ cần Hội đồng Quản trị ra nghị quyết mà không cần Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Cách đây gần 2 tháng, Vinamilk đã có động thái được cho là nhằm mở đường cho việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài – đó là loại bỏ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có quy định hạn chế việc nới room (lên 100%) cho nhà đầu tư nước ngoài, như in ấn, chăn nuôi.
Cụ thể, đại hội đồng cổ đông CTCP Sữa Việt Nam đã thông qua việc rút khỏi 7 ngành nghề bao gồm: Bốc xếp hàng hoá, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch, dịch vụ trồng trọt, xử lý hạt giống, in ấn và ngành tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản, quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, Vinamilk còn điều chỉnh nội dung hai mã ngành nghề là vận tải hàng hoá bằng đường bộ và ngành kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Trước đó nữa, trong một văn bản gửi Thủ tướng và 2 ủy ban Kinh tế và Tài chính & Ngân sách của Quốc hội vào tháng 11/2015, "đại gia" ngành sữa cũng đã đưa ra 4 đề xuất liên quan đến quá trình thoái vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp. Trong đó, ông lớn ngành sữa đề xuất nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% (thay vì 49% hiện nay) do sữa không phải là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khai phá thị trường 'tỷ đô' Halal: Bắt buộc phải chọn tổ chức chứng nhận uy tín
EU có thể lùi triển khai quy định EUDR, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Đà Lạt: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ động đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ để đẩy mạnh xuất khẩu