“Made in USA” rẻ hơn “Made in China”:Việt Nam lợi hay lo?
Đây là nhận định của chuyên gia Hal Sirkin - đối tác cấp cao tại The Boston Consulting Group BCG và là đồng tác giả của nghiên cứu.
Nghiên cứu do BCG thực hiện đã chỉ ra, nếu cách nay 10 năm, lực lượng lao động Mỹ không thể cạnh tranh với ngành sản xuất ở Trung Quốc hay Brazil thì nay mọi chuyện đã khác. Khi tính đến các yếu tố kinh tế chủ chốt, như tổng chi phí lao động, chi phí năng lượng, tăng trưởng năng suất và tỉ giá hối đoái, thì Brazil đang là một trong những nước có giá sản xuất cao nhất thế giới.
Trong khi đó, phí sản xuất tại Mexico rẻ hơn ở Trung Quốc - nước hiện có chi phí gần bằng Mỹ, và nước có chi phí sản xuất rẻ nhất Tây Âu lại là quốc gia từng khởi động cuộc Cách mạng công nghiệp - Vương quốc Anh.
Khi chi phí lao động tại Trung Quốc tăng lên thì năng suất của Mỹ lại cải thiện, đồng thời chi phí năng lượng Mỹ giảm xuống đã giúp thu hẹp khoảng cách giá sản xuất giữa Mỹ - Trung gần như bằng 0.
Business Week cho biết mỗi USD chi phí sản xuất tại Mỹ tương đương với 96 xu sản xuất ở Trung Quốc, chưa kể đến chi phí vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Mỹ và các yếu tố khác. Đối với nhiều công ty, khó mà xác định sự chênh lệch khi yếu tố chất lượng sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ hay chuỗi cung ứng tầm xa cũng được cộng dồn vào hoạt động sản xuất.
Ngoài ra, cũng theo chuyên gia Hal Sirkin đã có ít nhất 300 công ty đã dời cơ sở sản xuất nước ngoài về lại Mỹ.
Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đón nhận nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài dịch chuyển quy mô sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, lý do đưa ra là vì giá nhân công ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua trong khi giá nhân công của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp.
Tuy nhiên, có một thực tế đã từng được chỉ ra, là chi phí dịch vụ hậu cần (logistics) lớn, chất lượng dịch vụ yếu... đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
“Nếu tính trên giá trị, Việt Nam hiện chi cho logistics nhiều hơn khoảng 10-15 tỷ USD/năm so với các nước có cùng trình độ phát triển”, ông Hoàng Anh Dũng, chuyên gia giao thông của Ngân hàng thế giới WB nhận xét tại cuộc hội thảo được tổ chức vào hồi cuối tháng 3/2014.
Điều này có nghĩa là, toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phải “cõng” thêm chi phí từ 10 đến 15 tỷ USD/năm, khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam bị giảm đáng kể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển du lịch đường sông gắn làng nghề gạch gốm Mang Thít
Đà Nẵng: Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia Hội chợ Xuân 2025
Viet Unicorn ra mắt sáng kiến quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam
Ứng dụng công nghệ đám mây tiên tiến đáp ứng các mục tiêu dữ liệu, AI của nhà sản xuất
Đẩy mạnh đưa thực phẩm Halal ra thế giới