Hỗ trợ doanh nghiệp

“Ngán” phương Tây, Nga quay sang hợp tác kinh tế thương mại với ASEAN

Sự xấu đi trong quan hệ giữa Nga và phương Tây do vấn đề Ukraine làm cho nhu cầu tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với các nước khu vực Đông Á, trong đó có các nước ASEAN, đang càng trở nên thiết thực.

Ảnh minh họa. Nguồn The Voice of Russia

Nga sẽ tích cực phát triển phương hướng này, đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Likhachev khẳng định.

"Đây là một nhu cầu khách quan, đi liền với nguồn dự trữ lớn được chúng ta định hướng vào thị trường châu Á, cũng như xét về cơ cấu xuất khẩu đầy hấp dẫn, về tốc độ tăng trưởng - trong vài năm qua kim ngạch thương mại của Nga và các nước ASEAN đã tăng nhiều lần", ông nói.

Ông Likhachev là người dẫn đầu sứ mệnh - liên lạc kinh doanh vừa được hoàn thành ở Indonesia, Malaysia và Singapore. Thành phần đoàn Nga làm việc với các nước ASEAN bao gồm 30 đại diện các doanh nghiệp lớn như Lukoil, Inter RAO, AFK Systema, KAMAZ và các công ty phát triển công nghệ còn non trẻ, nhưng đã bày tỏ quan tâm đến thị trường châu Á.

Mục đích của sứ mệnh - liên lạc kinh doanh lần này là thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, hàng không, dự án hạ tầng và sản xuất dược phẩm.

Một thập kỷ qua, Nga là đối tác đối thoại của ASEAN. Phát triển thương mại giữa Nga và các nước thuộc Hiệp hội cho thấy tốc độ tích cực.

Năm 2013, kim ngạch buôn bán của hai bên đạt 17,5 tỷ đôla, vượt 12% so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu của Nga với ASEAN vượt kim ngạch nhập khẩu.

Ngoài ra, các sản phẩm công nghệ cao chiếm gần 42% cơ chế tăng trưởng xuất khẩu của Nga vào ASEAN. Nga đang thực hiện nhiều dự án lớn ở các nước ASEAN.

Ví dụ, xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Đông Nam Á tại Việt Nam, cung cấp máy bay Sukhoi Superjet 100 cho Indonesia, xây dựng tuyến đường sắt trên đảo Kalimantan.

Các công ty Nga tham gia lập hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống giám sát 200 dặm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, hệ thống thông báo và cảnh báo người dân về tình huống khẩn cấp dựa trên cơ sở các công nghệ truyền hình vệ tinh.

Nga không chỉ quan tâm tới kinh nghiệm hàng đầu của Singapore về quản lý thực hành và ứng nghiệm, tới các sản phẩm công nghệ cao của Malaysia, mà bản thân có thể chào hàng sản phẩm của mình cho các nước ASEAN, ông Victor Sumsky, người đứng đầu Trung tâm ASEAN tại MGIMO nhận định.

“Hiện diện sự tăng trưởng năng động quan hệ thương mại kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN, nhưng các chỉ số chưa thể sánh được so với những đối tác chính của ASEAN là Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản", ông Sumsky nói.

Ông giải thích: Lý do ở đây có nhiều, bao gồm sự kém phát triển cơ sở hạ tầng ở Viễn Đông Nga, khu vực có khoảng cách ngắn nhất tới Đông Nam Á, sự phức tạp của hoạt động hậu cần và thủ tục hải quan, sự thiếu hụt thông tin toàn diện về nhau. Nhưng tiềm năng phát triển của hai bên còn nhiều.

Nga có thể vận dụng thành công quân bài năng lượng. Đường ống Đông Sibiria – Thái Bình Dương mở ra cơ hội vận chuyển dầu đến các nước Đông Nam Á.

Ở nhiều nước, khả năng mở rộng diện tích nông nghiệp bị hạn chế, trong khi Viễn Đông của Nga có nhiều đất đai phù hợp cho gieo trồng, mở hướng giải quyết vấn đề đảm bảo lương thực.

Về công nghệ tiên tiến, Nga cũng sở hữu những tiềm năng lớn chưa được đánh giá hết.

Ví dụ, một công ty nhỏ của Nga là Transkor đã ký kết với Petronas Malaysia hợp đồng về chẩn đoán lỗi đường ống dưới nước và dưới lòng đất.

"Dịch vụ này cũng rất quan trọng và có nhu cầu ở các nước khác trong khu vực”, ông Sumsky nói.

Các nước Đông Nam Á có tiềm năng đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của Siberia và Viễn Đông.

Đến lượt mình, Nga sẽ tham gia hỗ trợ tiến trình xây dựng Không gian kinh tế ASEAN thống nhất.

Theo Alexei Likhachev, Nga có triển vọng đóng góp vào việc thực hiện Kế hoạch tổng thể tăng cường liên kết lẫn nhau của ASEAN.

Ví dụ, với tư cách một nhà thầu và tư vấn cho dự án ống dẫn khí xuyên ASEAN.

Trong năm 2015, các tài liệu chương trình hợp tác được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN đầu tiên ở Kuala Lumpur năm 2005. Cần suy nghĩ biện pháp kết hợp nỗ lực giữa nhà nước và giới kinh doanh nhằm tạo động lực thúc đẩy mới cho mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Nga và ASEAN.

Nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Victor Sumsky nhận xét.

“Ở cấp độ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta sẽ không thể tiến xa, nếu không có cơ chế đối tác hiệu quả từ hai phía nhà nước và tư nhân, tạo cơ hội và điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động. Nhà nước có nhiệm vụ tạo môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp của cả hai bên quan tâm tới nhau. Vai trò của nhà nước không hề nhỏ, ví dụ trong các lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, giao dịch, đơn giản hóa qui chế và thủ tục”, chuyên gia Nga kết luận.

Sứ mệnh tạo liên lạc kinh doanh đầu tiên được thực hiện dưới sự bảo trợ của Bộ Phát triển kinh tế, có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp lớn và vừa, là một bước tiến trong quan hệ đối tác công-tư của Nga trên thị trường quốc tế, vị chuyên gia này nói.

Theo Bizlive
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo